Tự sự của người từng phải chịu đựng “vị sếp tồi nhất thế giới”: Chửi mắng, dọa phạt cũng là để nhân viên tiến bộ hơn mà thôi
“Nhân viên không rời bỏ công ty, họ chỉ rời bỏ người lãnh đạo”. Có lẽ câu nói này đã lột tả được hết những mâu thuẫn muôn thủa giữa ông chủ và người làm thuê. 99% nhân viên nghỉ việc đều xuất phát từ những lý do liên quan đến sếp.
- 23-02-2017Sếp của bạn có đủ 8 đặc điểm này ư? Còn chờ đợi gì nữa, nộp đơn nghỉ việc thôi!
- 22-02-2017Không chỉ cần kĩ năng lãnh đạo, làm sếp còn phải biết cười kể cả khi... chẳng có gì buồn cười
- 22-02-2017Đi “đòi” sếp tăng lương, hãy nhớ “3 từ kỳ diệu” mà đặc vụ FBI dạy
Trước khi trở thành một chuyên gia nhân sự, Richard Moy từng phải chịu đựng một vị sếp mà ông cho rằng “tồi tệ nhất thế giới”.
“Ông ta khó tính và chi li trong mọi thứ. Nhân viên đi muộn 5 phút, sếp sẽ xuất hiện và doạ phạt. Nhân viên vừa nhận email của khách hàng, sếp lập tức hỏi: Mấy phút nữa sẽ có hồi âm cho khách hàng?... Đó là những biểu hiện của một nhà lãnh đạo vi mô”, Richard Moy cho biết.
Mặc dù bất đồng quan điểm với cách quản lý của vị sếp này nhưng Richard thừa nhận “sếp tồi vẫn đáng để học hỏi”. Từ vị “sếp tồi” đó, Richard đã rút ra được những bài học giá trị cho con đường sự nghiệp sau này của mình.
1. Dù giỏi đến mấy cũng cần cải thiện bản thân
Mối quan hệ giữa Richard và vị sếp tồi kia khá đơn giản. Mỗi ngày, ông ta vạch ra hàng tá lỗi sai hoặc khuyết điểm của Richard và yêu cầu anh cải thiện vào ngày hôm sau. Cứ sau mỗi ngày làm việc, Richard trở về nhà trong trạng thái trằn trọc vì suy nghĩ xem phải làm gì để cải thiện bản thân.
Ngày qua ngày, mối quan hệ không có gì tiến triển tốt đẹp hơn nhưng Richard nhận ra rằng anh ngày càng học hỏi được nhiều hơn. Dù không thích việc thường xuyên bị sếp phê bình khi mình đã luôn cố gắng, nhưng nhờ vậy mà Richard có được những phản hồi trung thực để dần trở nên tốt hơn. Richard cho rằng anh được như ngày hôm nay một phần cũng nhờ ông sếp “khó tính” luôn thúc đẩy anh phải tiến về phía trước.
2. Việc chú ý đến tiểu tiết rất quan trọng
Mang tâm lý của một người mới ra trường bắt đầu đi làm, Richard Moy luôn nhìn mọi thứ xung quanh rất đơn giản, chỉ cần hoàn thành bước cuối cùng là xong. Anh không quá tập trung vào những chi tiết nhỏ nhặt như một điều khoản phụ của hợp đồng có thể gây bất lợi cho công ty hay quy trình nào đó có một bước đi chệch.
Tuy nhiên, những yêu cầu chi li của vị sếp khó tính luôn khiến cho Richard phải đau đầu tìm kiếm sự hoàn hảo. Những việc mà anh từng xem là thứ bỏ đi, giờ đây đột nhiên trở nên quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết.
Kể từ khi tập trung vào những tiểu tiết theo yêu cầu của sếp, Richard nhận thấy sự thay đổi lớn: Mọi người trong công ty bắt đầu tin tưởng và giao cho anh những dự án lớn hơn. Nhìn lại những gì đã qua, Richard tuy không thích bị quản lý theo kiểu “cầm tay chỉ việc” nhưng anh đã rút ra được bài học quan trọng: những vấn đề lớn nhất đôi khi lại xuất phát từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất.
3. Sếp cũng là con người
Richard từng rất mệt mỏi khi ngày ngày phải chứng kiến khuôn mặt nhăn nhó, không cảm xúc của vị sếp cũ. Anh từng ước rằng: “Giá như có phép màu nào giúp ông ta bớt nhăn nhó và cằn nhằn tôi về tất cả mọi thứ”.
Thế nhưng, sau khi nghỉ việc và trải qua nhiều chỗ làm khác, Richard nhận ra rằng sếp cũng là con người và họ cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Trên vị sếp này còn có những vị sếp khác, những người luôn đặt ra cho cấp dưới mục tiêu cần phải thực hiện.
Tất nhiên, đây không phải là lý do biện minh cho những hành động của sếp tồi, nhưng đó là bài học để bạn nhớ rằng đừng bao giờ quá ám ảnh bởi những lời trách mắng. Và nếu bạn luôn về nhà trong trạng thái căng thẳng vì sếp, hãy thử bình tâm và nghĩ lại xem vì sao sếp lại cư xử với bạn như vậy. Chắc hẳn họ cũng chỉ muốn bạn tiến bộ và công việc tiến triển tốt hơn mà thôi.
Trí thức trẻ