Từng là nguồn thu chính, Yeah1 mạnh tay cắt bỏ 2 kênh truyền hình để cải thiện lợi nhuận
Trước khi chính thức trở thành đối tác MCN của YouTube, mảng truyền hình truyền thống mang về phần lớn doanh thu cho Yeah1, và đóng góp từ "trụ" này vẫn tăng trưởng đều đặn những năm sau đó.
- 16-04-2020Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo do thua lỗ, Yeah1 nói gì?
- 30-03-2020Yeah1: Xoá lỗ, tăng vốn và chuẩn bị cho cuộc chơi mới
- 12-03-2020Bắt tay với Tân Hiệp Phát, Yeah1 kỳ vọng mảng "media commerce" sẽ đi sớm hơn 2 năm, LNST tăng mạnh 134% lên 5,2 triệu USD
Trong quyết định mới nhất, Yeah1 chính thức thông qua việc chấm dứt hợp đồng hợp tác phát triển kênh truyền hình Yeah1 Family kể từ ngày 1/4/2020 và kênh truyền hình iMovie kể từ ngày 1/6/2010. Đây là 1 phần trong chiến lược tái cơ cấu năm 2020.
Yeah1 cắt bỏ 2/4 kênh truyền hình truyền thống để cải thiện lợi nhuận, dự kiến tăng thêm được 5 tỷ/quý từ quý 3/2020
Chia sẻ nguyên nhân, Yeah1 cho biết với xu hướng phát triển của quảng cáo kỹ thuật số, hoạt động kinh doanh truyền hình của Yeah1 sẽ chuyển dịch sang hướng phát triển trên digital. Theo đó, HĐQT quyết định chấm dứt 2 kênh truyền hình truyền thống, tính dựa trên BCTC 2019 việc ngừng 2 kênh này sẽ tăng lợi nhuận cho Yeah1 khoảng 5 tỷ đồng/quý, bắt đầu từ quý 3/2020.
Như vậy, mảng truyền hình truyền thống Yeah1 sẽ còn lại 2 kênh, trong đó:
(1) Kênh Yeah1 TV: kênh có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong số 4 kênh hiện tại và có cơ sở hạ tầng tốt, có thể so sánh với các kênh của VTV9, Đài truyền hình Vĩnh Long. Công ty chủ trương duy trì các chương trình được đông đảo người xem ưu thích, mua các show sitcom và phim từ các nước Thái Lan, Trung Quốc... và đặc biệt là phát lại các nội dung "ăn khách" trên nền tảng kỹ thuật số của Yeah1 trên kênh này.
(2) Kênh UM Channel: vẫn đi theo chiến lược riêng là tổ chức và khai thác các sự kiện và các chiến lược marketing cho nhãn hàng để thu hút tài trợ. Đồng thời, UM Channel sẽ kết hợp với Yeah1 Music trên Fanpage và YouTube để tạo thành nền tảng mạnh nhằm phát triển thương hiệu và là nơi lý tưởng để nghệ sĩ hợp tác cùng.
Từng là nguồn thu chính trước khi là đối tác MCN của YouTube, truyền hình truyền thống năm 2019 đột ngột báo lỗ
Được biết, trước khi chính thức trở thành đối tác MCN của YouTube, mảng truyền hình truyền thống mang về phần lớn doanh thu cho Yeah1, và đóng góp từ "trụ" này vẫn tăng trưởng đều đặn những năm sau đó (~40-50% tổng doanh thu).
Lúc mới niêm yết, ông Tống từng phân trần bên cạnh việc đẩy mạnh digital, mảng truyền thống vẫn sẽ chú trọng đầu tư vì nhiều lý do. Thực tế, Yeah1 thưở mới bắt đầu đã "gây chú ý" với YouTube thông qua việc đăng các nội dung truyền hình lên mạng này, do đó Yeah1 trở thành lựa chọn của "người khổng lồ" này khi họ chính thức để ý thị trường Việt Nam vào năm 2015.
Kết thúc năm 2018, mảng truyền hình truyền thống đóng góp chủ lực doanh thu cho Yeah1 với 731 tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 44% tổng doanh thu và tăng 113% so với năm 2017.
Mặc dù vậy, năm 2019 tình hình kinh doanh mảng này lại đột ngột giảm sút, doanh thu giảm hơn 56% xuống còn 320 tỷ. Khấu trừ chi phí, lĩnh vực truyền hình truyền thống ghi nhận thua lỗ hơn 48 tỷ đồng, trong khi năm 2018 còn đạt lãi hơn 30 tỷ.
Được biết, việc chấm dứt thoả thuận với YouTube đã ảnh hưởng đến các hoạt động còn lại. Doanh thu thuần 2019 Công ty đạt 1.452 tỷ đồng, sụt giảm 14% so với năm ngoái và chỉ đạt được 73% kế hoạch đề ra. Biên lợi nhuận gộp trong năm 2019 sụt giảm chỉ còn 5,07% so với mức 33,97% trong năm 2018. Các chỉ số về lợi nhuận khác như biên EBIT và LNST đều giảm xuống mức tương ứng là -25,4% và -26,4% do ảnh hưởng từ sự cố vận hành trên YouTube, bao gồm việc trích lập dự phòng cho khoản phải thu từ việc chuyển nhượng 100% cổ phần của ScaleLab LLC cũng như sự ảnh hưởng gián tiếp đến các mảng kinh doanh khác.
2020: Tái cấu trúc, xoá lỗ luỹ kế khắc phục tình trạng cảnh báo cổ phiếu
Bước sang năm 2020, Tập đoàn cũng ngừng đầu tư vào việc sản xuất phim rạp chiếu từ Yeah1 CMG: đây là mảng đang chịu tác động nặng nề từ COVID-19 với doanh thu rạp giảm khoảng 80-90% trong thời gian bùng phát dịch. Hiện, hầu hết các rạp khác như CGV… vẫn tiếp tục đóng cửa theo Chỉ thị chung của Chính phủ để đẩy lùi dịch bệnh.
Song song, Tập đoàn đẩy mạnh chiến lược thương mại hóa truyền thông với việc tận dụng sức mạnh công nghệ và truyền thông, tối ưu chi phí marketing, tăng doanh thu và chuyển một phần lợi ích sang người dùng. Mới đây, Yeah1 đã bắt tay với Tập đoàn Tân Hiệp Phát, dự kiến đưa mảng thương mại truyền thông đi nhanh hơn 2 năm (2019 mảng này hiện vẫn còn thua lỗ 22 tỷ đồng).
Những động thái mới nhất, Yeah1 vừa (i) thông qua việc mua cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu từ 76% lên 96,4% tại Netlink theo Cam kết tại Hợp đồng mua cổ phần ký ngày 15/6/2017 giữa Yeah1 với cổ đông lớn; (ii) tham gia thành lập pháp nhân có trụ sở tại Bến Tre hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nội dung số và các ngành nghề có liên quan với vốn điều lệ đăng ký 20 tỷ đồng, Yeah1 sở hữu 51% vốn...
Đáng chú ý, để lành mạnh hóa BCTC, HĐQT Yeah1 cũng đề xuất kế hoạch xóa lỗ lũy kế sử dụng nguồn thặng dư vốn cổ phần. Nếu được ĐHĐCĐ cũng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua, Yeah1 cho hay sẽ thực hiện xóa lỗ lũy kế ngay năm 2020.
Trong năm 2020, Hội đồng quản trị dự kiến sẽ trình ĐHĐCĐ kế hoạch doanh thu tăng trưởng 24% và LNST kế hoạch đạt 120 tỷ đồng.
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19