Từng tuyên bố soán ngôi Tesla, hãng xe điện của gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc đang phải ngừng sản xuất, chật vật sống qua ngày
Dù công ty mẹ từng là một "đế chế" bất động sản đình đám, hãng xe điện này đang lâm vào cảnh "bi đát" chưa từng có.
- 15-04-2023Lô xe điện 1.800 xe VF 8 của VinFast đã sẵn sàng lên đường sang Mỹ và Canada
- 15-04-2023Loại lá cây mọc dại ít người để ý lại bán đắt như tôm tươi ở nước ngoài, thu về 46 tỷ trong năm 2022, xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm tăng 1.150%
- 13-04-2023Là quốc gia sản xuất số 1 thế giới, Trung Quốc lại đang chi hàng chục triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, xuất khẩu tăng 4 lần chỉ trong 2 tháng đầu năm
Cái kết bất ngờ sau 4 năm hoạt động
Vào năm 2019, nhà sáng lập của Evergrande New Energy Vehicle Group (Công ty Xe Năng lượng mới Evergrande - Evergrande NEV) đã tuyên bố hãng này sẽ vượt qua Tesla để trở thành nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất thế giới trong vòng từ 3 - 5 năm. 4 năm sau đó, điều bất ngờ đã xảy ra: công ty mẹ phá sản và đang phải đấu tranh để tồn tại.
Evergrande NEV là sản phẩm trí tuệ của ông Hứa Gia Ấn - ông trùm đứng sau Tập đoàn phát triển bất động sản China Evergrande. Họ đang nỗ lực để tìm kiếm cứu cánh sau khi nhận được cảnh báo vào tháng trước rằng họ sẽ cần phải ngừng sản xuất tại nhà máy ở Thiên Tân, trừ khi có được nguồn vốn mới.
Với việc công ty vẫn chưa bước vào giai đoạn sản xuất phương tiện hàng loạt và đưa ra thị trường, các nhà đầu tư tiềm năng đang để mắt đến việc công ty xin giấy phép sản xuất ô tô – một vấn đề cốt lõi trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách hạn chế số lượng các nhà sản xuất tham gia vào thị trường xe điện vốn đang quá đông đúc. Các nhà đầu tư rót vốn vào công ty cũng đang dần "bất lực" khi những thủ tục hành chính rườm rà có thể làm phức tạp thêm việc chuyển giao giấp phép.
Những khó khăn của Evergrande NEV chỉ ra khó khăn của việc sản xuất ô tô điện hàng loạt - một thách thức rất lớn. Sau nhiều năm đưa ra các tuyên bố hoành tráng, hãng chỉ mới giao hơn 900 chiếc của mẫu xe điện hàng đầu Hengchi 5 sau nhiều lần trì hoãn.
Trong bản công bố thông tin gửi cho Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong vào tháng trước, hãng cho biết đang tìm cách huy động thêm 29 tỉ nhân dân tệ ( tương đương 4,2 tỉ USD).
Tuy nhiên lại không đưa ra thông tin chi tiết về thời gian hoặc nguồn vốn mà họ có thể huy động các khoản tiền đó. Ngay cả khi được bơm vốn mới, Evergrande NEV cho biết họ vẫn sẽ có dòng tiền âm tích lũy từ 5 tỷ nhân dân tệ đến 7 tỷ nhân dân tệ từ năm 2023 đến năm 2026.
Tìm kiếm sự hỗ trợ
Công ty mẹ của họ - Evergrande hiện tại không thể đưa ra bất kỳ sự hỗ trợ nào. Công ty đang kẹt trong các khoản lợ khổng lồ và gần đây đã đưa ra kế hoạch tái cấu trúc hàng tỷ USD. Họ đang kêu gọi chủ nợ chuyển đối trái phiếu hiện tại sang trái phiếu mới có kỳ hạn từ 5-12 năm.
Chưa dừng lại ở đó, thị trường ô tô điện của Trung Quốc đang ngày càng trở nên khốc liệt. Các mẫu xe từ các công ty mới như Nio, Xpeng và Li Auto đã tràn vào "đấu trường" xe điện Trung Quốc, đưa hàng loạt mẫu xe ra thị trường. Điều đó, kết hợp với nhu cầu tiêu dùng mờ nhạt gần đây sau Covid đã gây ra một cuộc chiến giá cả lớn ở Trung Quốc, với việc giảm giá tới 15% giờ đây không phải là hiếm.
Các quan chức ở Trung Quốc hiện đang tăng cường giám sát các loại giấy phép sản xuất ô tô điện sau khi hàng trăm công ty đổ xô vào lĩnh vực này. Họ đã bị thu hút từ các khoản trợ cấp của nhà nước và giảm thuế cho xe điện, cuối cùng để lại hậu quả phá sản và các nhà máy bỏ hoang. Do đó, mọi thay đổi về quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng giấy phép đều được kiểm soát chặt chẽ, một yếu tố đè nặng lên tâm trí của các nhà đầu tư.
Bất kỳ việc chuyển nhượng giấy phép sản xuất ô tô nào cũng cần được sự chấp thuận của Bắc Kinh, điều này yêu cầu các công ty phải chứng minh khả năng tài chính và công nghệ của họ, đồng thời cho thấy họ đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về hồ sơ bán hàng.
Trong khi các quan chức từ tỉnh Quảng Đông - nơi Evergrande đặt trụ sở chính, sẽ sẵn sàng tiếp nhận các nhà đầu tư mới để giúp tiếp tục sản xuất tại nhà máy Nansha của Evergrande NEV ở Quảng Châu. Tuy nhiên bất kỳ nhà đầu tư mới nào cũng sẽ cần phục hồi ít nhất 80% công suất sản xuất của cơ sở Thiên Tân, tương đương khoảng 40.000 ô tô mỗi năm, việc này cần có thời gian và tiền bạc.
Với khoản nợ của Evergrande NEV lên tới khoảng 7,5 tỷ nhân dân tệ, các nhà đầu tư mới cũng đang cân nhắc xem liệu cuối cùng họ có thu được lợi ích tài chính nào hay không, nguồn tin cho biết thêm.
Theo Bloomberg
Nhịp sống thị trường