Tưởng "hời" vì mua được nhà giá chỉ bằng cốc cà phê, nhiều người phải vỡ mộng, chấp nhận mất thêm tiền để bán lại
Sau khi được mua căn nhà với mức giá chỉ bằng cốc cà phê, số tiền bạn cần chi tiếp theo sẽ khiến nhiều người "vỡ mộng".
- 11-10-2022'Di sản' cuộc đời của người mẹ Nhật bị ung thư để lại cho con gái
- 10-10-20225 năm phỏng vấn 233 triệu phú, tôi phát hiện 6 nguyên tắc của người giàu để sở hữu tài sản triệu đô
- 10-10-2022Nghịch lý: Giàu lên từ bất động sản, sở hữu 12.000 căn hộ, triệu phú Mỹ khẳng định mua nhà không phải khoản đầu tư thông minh
- 08-10-2022Bỏ công việc lương cao, cựu sinh viên Harvard tiết lộ mặt trái của thành công không ai nói với bạn
- 07-10-20225 năm làm đủ vị trí ở Microsoft, chàng trai đổi được 5 bài học vô giá để sự nghiệp lên như "diều gặp gió"
Mua nhà giá bằng cốc cà phê
Pratola Peligna là một thị trấn nhỏ thuộc vùng Abruzzo, nằm cách Rome không xa, gần một số điểm trượt tuyết nổi tiếng nhất của Italy. Vào tháng 10 năm ngoài, những ngôi nhà ở đây bất ngờ được rao bán với mức giá chỉ 1 Euro (chưa đến 30.000 đồng) tương đương một cốc cà phê.
Giống như những ngôi làng hay thị trấn bán nhà siêu rẻ khác, Pratola Peligna đã phải hứng chịu sự suy giảm dân số ở mức báo động. Vào những năm 1930, số dân trong vùng là 13.000. Hiện nay, các quan chức địa phương cho biết, số dân sinh sống tại đây chỉ còn 7.000 người.
Theo CNN, nhiều ngôi nhà ở đây bị bỏ hoang là do các gia đình có xu hướng chuyển vào thành phố sinh sống. Thêm vào đó nơi đây từng chịu trận động đất lịch sử diễn ra vào năm 2009 càng khiến những ngôi nhà trở hư hỏng nặng nề.
Kế hoạch của chính quyền là đem bán những căn nhà này với giá rẻ để người chủ cải tạo chúng, đem lại luồng sinh khí mới cho nơi đây.
Nhằm hạn chế các nhà môi giới và đầu cơ kiếm lời từ những ngôi nhà cổ kính bỏ hoang, chính quyền địa phương đã thực hiện chương trình bán nhà giá rẻ theo từng bước một.
Khi các gia đình ban đầu liên hệ và bàn giao nhà cũ, người phụ trách sẽ đăng tải thông tin căn nhà trên trang web của thị trấn. Khi đó người quan tâm sẽ liên hệ trực tiếp với toà thị chính để được đưa ra các yêu cầu cụ thể.
Không giống như các thị trấn khác đang thực hiện dự án tương tự, người mua nhà tại Pratola Peligna sẽ không bị yêu cầu phải đặt cọc 5.000 Euro để đảm bảo rằng họ sẽ cải tạo căn nhà mới của mình. Thay vào đó, họ sẽ bị phạt 10.000 Euro nếu không nộp được kế hoạch chi tiết về việc cải tạo căn nhà trong vòng 6 tháng đầu.
Theo Di Bacco, Ủy viên hội đồng địa phương cho biết đây là cách họ tránh "tình huống xấu nhất" - tức là những người mua sẽ biến mất sau khi chỉ trả 1 Euro cho căn nhà. Điều này sẽ làm phá hỏng nỗ lực của địa phương trong việc hồi sinh thị trấn.
"Đặc biệt với những người nước ngoài đến đây để mua nhà, việc theo dõi và buộc họ cải tạo lại là bất khả thi nếu không có ràng buộc", vị quan chức này cho biết.
Vỡ mộng vì mua nhà giá rẻ
Tất cả những ngôi nhà được rao bán với mức 1 Euro đều có diện tích khoảng 70m2 với tầm view hướng ra thung lũng hoang sơ và các sườn núi trượt tuyết nổi tiếng.
Bên trong những căn nhà, mọi thứ đã nhuốm màu thời gian cùng một số vật dụng đã hư hỏng. Các chuyên gia ước tinh, tổng số tiền phải bỏ ra để sửa sang cho những căn nhà này sẽ tiêu tốn một khoản không hề nhỏ.
Một số người sau khi mua nhà đã không có đủ chi phí để tu sửa, thậm chí có người đã phải từ bỏ căn nhà vì số tiền họ phải chi thêm cao hơn con số 1 USD rất nhiều lần.
Những người đang bắt tay hồi sinh các khu dân cư có những ngôi nhà 1 euro cho biết số tiền bỏ ra để cải tạo nhiều hơn bạn tưởng tượng rất nhiều. Không ít người đã phải "bỏ cuộc" vì không đủ tài chính để cải tạo.
Danny McCubbin, một người Anh đã mua nhà 1 euro ở Sicily chia sẻ, sau khi đọc được tin tức về những ngôi nhà 1 USD ở Italy, ông đã huy động số vốn khoảng 28.000 USD. Tuy nhiên căn nhà 1 USD phát sinh rất nhiều vấn đề, bao gồm phí phí đăng ký tài sản, pháp lý... Bên cạnh đó, chí phí xây dựng tăng cao và thiếu thợ xây là vấn đề khó khăn sau đại dịch. Sau khi nhận ra những chi phí vượt mức kiểm soát, Danny McCubbin đã phải bán lại ngôi nhà nhưng cũng mất trắng 3.300 USD.
Tuy nhiên, không phải ai cũng xui xẻo như Danny McCubbin. Trường hợp của Jose Ramos đến từ Milton Keynes (Anh) lại hoàn toàn khác. Jose Ramos mua 2 căn nhà 1 euro trước đại dịch và đã cải tạo xong 1 căn. Jose Ramos chia sẻ, việc thông thạo ngôn ngữ đã giúp anh có nhiều lợi thế, ví dụ việc dễ dàng tìm công nhân bằng cách giao tiếp tiếng Italy. Jose Ramos cho hay mọi thứ đang tiến triển thuận lợi và có thể sẽ mua thêm 2 căn nữa để làm khu nghỉ dưỡng.
Một câu chuyện thành công khác là Eli Halawani đến từ Israel. Sau khi mua nhà, Eli Halawani đã biến nó thành nhà nghỉ chỉ phục vụ bữa sáng. Còn Tonia và Steve Brauer đến từ California (Mỹ) lại mua nhà siêu rẻ, tu sửa xong rồi bán lại để kiếm lời.
Trường hợp may mắn khác là Rubia Daniels - nhà tư vấn năng lượng mặt trời và chủ sở hữu doanh nghiệp. Rubia Daniels đã mua và cải tạo 3 căn nhà ở Sicily với quá trình cải tạo rất thuận lợi. Tuy nhiên, Rubia Daniels cũng đưa ra lời khuyên cho những người mua nhà 1 euro rằng họ nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền.
"Chúng ta phải có cái nhìn thực tế. Nếu người ta bán cho tôi căn nhà giá 1 USD, tôi hiểu mình phải sửa sang nó. Họ đang cố gắng hồi sinh thị trấn và đó là lý do những ngôi nhà ở đây có giá như vậy. Sau khi mua, bạn phải thực hiện trách nhiệm của mình", Rubia Daniels bộc bạch.
Theo CNN, The Sun
Nhịp sống thị trường