Tương lai của mối quan hệ Mỹ - Trung: Thương mại không niềm tin?
Kể từ năm 2018, Mỹ đã đưa ra những "đòn" tấn công mạnh mẽ, biến Huawei trở thành tâm điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Công ty này cũng đang đối mặt với sự tẩy chay của châu Âu. Tuy nhiên, khác với việc thể hiện quyết tâm của phương Tây, những chiến lược đó lại chưa đủ mạch lạc. Nếu các bên vẫn giữ mối liên hệ về kinh tế, tránh rơi vào tình trạng hỗn loạn, thì một kiến trúc thương mại mới là điều cần thiết.
- 30-07-2020Hệ quả cuộc đối đầu công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc: Khi các công ty buộc phải 'đứng vào hàng'
- 30-07-2020'Vượt mặt' Samsung, Huawei chính thức trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới
- 30-07-2020Bất chấp dịch Covid-19, Thái Lan vẫn kiếm được tiền nhờ chương trình du lịch y tế nhắm tới giới siêu giàu Trung Quốc
19 năm trước, một công ty vô danh của Trung Quốc đã thành lập văn phòng bán hàng đầu tiên ở châu Âu, tại ngoại ô Frankfurt và thị trấn của Anh. Họ bắt đầu đấu thầu để xây dựng mạng lưới viễn thông. Công ty đó chính là Huawei. Ngày ngay, Huawei là biểu tượng cho sự trỗi dậy của các công ty công nghệ Trung Quốc và hệ thống thương mại toàn cầu mà trong đó niềm tin đã sụp đổ. Với doanh thu 123 tỷ USD, công ty này được nổi tiếng với những sản phẩm có giá thành phải chắc và đóng góp lớn cho mục tiêu dẫn đầu của Trung Quốc.
Kể từ năm 2018, Mỹ đã đưa ra những "đòn" tấn công mạnh mẽ, biến Huawei trở thành tâm điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Giờ đây, Anh cho biết họ sẽ không cho phép Huawei phát triển mạng 5G tại đây và các quốc gia châu Âu khác rất có thể sẽ đưa ra động thái tương tự. Tuy nhiên, khác xa với việc thể hiện quyết tâm của phương Tây, những chiến lược như vậy lại thiếu đi sự mạch lạc. Nếu những xã hội mở và Trung Quốc vẫn giữ mối liên hệ về kinh tế và tránh rơi vào tình trạng hỗn loạn, thì một kiến trúc thương mại mới là điều cần thiết.
Các giám đốc an ninh của Mỹ luôn lo ngại rằng thiết bị của Huawei được thiết kế nhằm mục đích gián điệp và khiến khách hàng của họ phụ thuộc vào công nghệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, hơn 170 quốc gia đã quyết định rằng rủi ro nằm trong tầm kiểm soát. Anh – vốn hợp tác chặt chẽ với Mỹ về lĩnh vực tình báo, đã tạo ra một "đội" chuyên gia về mạng xã hội để theo dõi Huawei vào năm 2010. Sau đó, họ giới hạn phạm vi sử dụng trong những phần ít nhạy cảm của hệ thống. Các quốc gia khác cũng thực hiện cách tiếp cận tương tự. Và phương pháp này đã đưa ra một giải pháp ôn hòa giữa việc "độc chiếm" của Trung Quốc với chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên, giải pháp ôn hòa cân bằng như vậy cũng không thể trụ vững. Chính quyền Tổng thống Trump đã kêu gọi các nước tẩy chay Huawei và tăng cường áp dụng lệnh cấp đơn phương đối với các nhà cung ứng của họ, không cho phép Huawei mua bán linh kiện sản xuất ở nước ngoài có sử dụng công nghệ của Mỹ. Buộc phải lựa chọn giữa việc duy trì mối quan hệ đồng minh và một nhà cung ứng, Anh đã có quyết định rõ ràng.
Hơn nữa, việc kinh doanh với một công ty Mỹ có thể gặp trắc trở khi đối mặt với nhiều rủi ro khác. Về phần mình, Huawei đã không thể trấn an các chuyên gia an ninh mạng của Anh, khi nhiều ý kiến than phiền rằng phần mềm nhiều lỗi của Huawei ngày càng khó để giám sát hoặc cải tiến cách quản trị chậm chạp và quyền sở hữu không rõ ràng.
Chi phí trực tiếp của việc loại bỏ Huawei khỏi hệ thống mạng của châu Âu là ở mức chấp nhận được, khoảng chưa đến 1% trong hóa đơn điện thoại của người dân khu vực này trong khoảng trên 20 năm. Ericsson và Nokia là 2 nhà cung ứng phương Tây có thể tích cực sản xuất và sự cạnh tranh mới có thể diễn ra khi các hệ thống mạng dần phụ thuộc nhiều hơn vào phần mềm và các tiêu chuẩn mở.
Dẫu vậy, gánh nặng thực sự lại không liên quan đến các thiết bị ăng-ten mà "bén rễ" từ sự suy tàn của hệ thống thương mại toàn cầu. Có thể, hàng tá quốc gia sẽ tẩy chay Huawei. Tuy nhiên, Huawei vẫn được sử dụng ở nhiều quốc gia mới nổi, điều này làm đẩy nhanh sự phân tách của ngành công nghệ. Thương mại hoạt động dựa trên những quy tắc chung, nhưng quyết định của Anh về việc cấm Huawei khai thác tại đây được đưa ra trong bối cảnh hỗn loạn của những đợt vận động hành lang và mối đe dọa. Khó có thể đưa ra nguyên lý đằng sau đó để được ứng dụng rộng rãi hơn.
Nếu vấn đề chỉ là các thiết bị được sản xuất ở Trung Quốc, thì Ericsson và Nokia có cũng có thể làm được việc này. Còn nếu đó là việc các công ty Trung Quốc xây dựng các hệ thống kết nối các thiết bị (như ở trường hợp này là 5G, robot và máy móc), thì một lập luận như trên có thể được áp dụng trong việc số hóa nền kinh tế toàn cầu. Ví dụ, Ô tô của Đức và điện thoại Apple bán tại Trung Quốc được lắp ráp thêm phần mềm, dữ liệu và cảm biến ở Trung Quốc, thì liệu những sản phẩm này có bị cấm vận hay không?
Điều này làm gia tăng căng thẳng của tình trạng hỗn độn đã diễn ra. Thuế quan trung bình của thương mại Mỹ-Trung là 20%. Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào châu Âu đã giảm gần 69% so với mức đỉnh năm 2016, theo công ty nghiên cứu Rhodium. Trong khi đó, các doanh nghiệp khác cũng đang trong tình trạng gây tranh cãi. Ví dụ, TikTok đã bị cấm hoạt động ở Ấn Độ và có thể là cả ở Mỹ. Giờ đây, ông Trump có thể sẽ loại bỏ cơ chế đặc biệt đối với HSBC. Một số nhà băng Trung Quốc cũng đứng trước nguy cơ không được giao dịch bằng đồng USD.
Lập luận cho lệnh cấm đối với Huawei là một phần trong chính sách ngăn chặn và tách rời khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, việc này sẽ không hiệu quả nếu lệnh cấm vận được áp dụng trong toàn bộ mối quan hệ của nền kinh tế. Trung Quốc hiện chiếm tới 13% hoạt động xuất khẩu toàn cầu, 18% vốn hóa thị trường thế giới và là thế lực đứng đầu ở khu vực châu Á.
Thay vào đó, chế độ thương mại mới là điều cần thiết để thừa nhận về sự hiện diện của Trung Quốc. Nhưng điều này lại không hề dễ dàng. WTO đã hướng đến việc thiết lập những quy tắc toàn cầu đã từng thất bại để phát triển nền kinh tế số. Tuy nhiên, những quy tắc đó lại không được chuẩn bị để ứng phó với nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc gia tăng tầm ảnh hưởng của nhà nước đối với các công ty tư nhân. WTO đã vỡ mộng, những nhà đàm phán của chính quyền ông Trump đã đơn phương nỗ lực chống lại Trung Quốc trong việc mở rộng quy mô tự do kinh tế và cắt giảm trợ cấp, bằng cách đe dọa áp đặt thuế quan và lệnh cấp vận. Dẫu vậy, động thái này vẫn đang thất bại.
Bởi vậy, cấu trúc thương mại nên hoạt động ra sao trong thời điểm đầy sự hoài nghi như hiện tại? Mục tiêu nên là để tối ưu tính nhất quán của thương mại với sự bảo vệ chiến lược của cả 2 bên. Điều đó có nghĩa là lập nên rào chắn cho các "điểm nóng" công nghệ - lĩnh vực vốn tạo ra một phần căng thẳng thương mại: ví dụ như có thể 1/3 doanh thu của các công ty Mỹ đều đến từ Trung Quốc, theo số liệu của Morgan Stanley. Những lĩnh vực này sẽ yêu cầu sự giám sát kỹ lưỡng và chứng nhận bảo mật quốc tế như cách Anh đã thử với Huawei. Điều này có thể không hiệu quả, nhưng ít nhất thương mại ở các lĩnh vực khác có thể phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, các công ty Trung Quốc cũng nên được yêu cầu để chấp thuận yêu cầu quản trị mở đối với các công ty con ở phương Tây, bao gồm có các cổ đông địa phương, tuyển dụng giám đốc và quản lý là người nước ngoài với quyền điều hành thực, cùng với đó là sự minh bạch để tạo ra một mức độ độc lập khỏi nhà nước. Điều này không hề khó, các công ty đa quốc gia như Unilever đã và đang thực hiện trong nhiều thập kỷ qua. Và TikTok có thể là "người tiên phong".
Trong khi đó, các nước phương Tây cũng không thể hoàn toàn tách rời khỏi Trung Quốc. Bằng cách hợp tác ôn hòa, họ có thể tìm ra con đường kinh doanh với đại lục. Huawei đã đánh dấu sự thất bại cho hướng đi này, nhưng đây là lúc để họ bắt đầu lại một lần nữa.
Tham khảo Economist