MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tương lai ngành hàng không toàn cầu: Tái cấu trúc hoặc chết!

25-09-2020 - 08:51 AM | Doanh nghiệp

Cuộc khủng hoảng do dịch bệnh gây ra với ngành hàng không kéo dài và sâu sắc hơn nhiều so với mọi người nghĩ.

Các hãng hàng không thấm đòn dịch Covid-19 hơn bất kỳ công ty nào khác. Gần như chỉ sau 1 đêm, toàn bộ hoạt động kinh doanh bị xóa sổ. Giữa năm 2020, đã có những hy vọng rằng dịch Covid-19 có thể không tai hại như suy nghĩ ban đầu. Đó là khi một vài quốc gia cơ bản khống chế được dịch bệnh và những thỏa thuận biên giới du lịch được lập ra để cho phép các hành khách có thể bay giữa 2 nước mà không phải cách ly.

Hiện tại, tức là 8 tháng sau đại dịch, nhiều thành phố lại bước vào đợt phong tỏa mới và vắc xin phòng Covid-19 thì dường như phải vài tháng nữa mới xuất hiện. Đó là dấu hiệu cho thấy mọi thứ sẽ không thể nào nhanh chóng khôi phục lại như bình thường được. Việc di chuyển bằng đường hàng không vào tháng 7 đã giảm 92% so với mức của năm 2019, chỉ có một tín hiệu hồi phục ít ỏi trong tháng 8 theo Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA). Hơn 400.000 việc làm trong ngành hàng không đã bị cắt giảm kể từ tháng 2 theo thống kê của Bloomerg.

"Đây là cuộc khủng hoảng kéo dài hơn và sâu hơn nhiều so với mức mà hầu hết mọi người nghĩ. Quan điểm của chúng tôi là nhu cầu vẫn chưa hồi phục lại. Mọi người sẽ chưa trở lại bình thường và đi du lịch như trước kia cho tới khi nào một loại vắc xin an toàn được phân phối rộng rãi".

CEO British Airway là Alex Cruz nói rằng hàng không "đang chiến đấu để giành sự sống". Cathay Pacific Airways thì khẳng định họ phải tái cấu trúc hoặc chết. Trong khi đó, sếp Singapore Airlines là Goh Choon Phong thì gọi quyết định phải cắt giảm 4.300 việc làm, tương đương 20% lực lượng lao động là "khó khăn nhất và đau đớn nhất" mà ông từng phải đưa ra trong lịch sử 30 năm gắn bó với công ty.

Các hãng hàng không tại Mỹ dự tính sẽ phải sa thải thêm hàng nghìn nhân viên nữa khi mà những gói hỗ trợ sẽ hết hạn vào ngày 1/10 tới đây. United Airlines đã phải đốt 25 triệu USD mỗi ngày và sếp của họ khẳng định rằng "không thể nào làm mãi như vậy được".

Tại châu Âu, một sự phục hồi nhẹ đã diễn ra vào tháng 7 và 8 khi những người yêu du lịch tìm cách thoát khỏi những tháng dài phải phong tỏa ở trong nhà đã gây ra một đợt bùng dịch tiếp theo khiến những lệnh cấm lại được kích hoạt.

Carsten Spohr – CEO của Deutsche Lufthansa đang chuẩn bị cho một cuộc chiến khó khăn hơn, cắt giảm nhân sự nhiều hơn nữa. "Chúng tôi sẽ phải chạy đua marathon chứ không phải chạy nước rút để vượt qua cuộc khủng hoảng lần này".

Hãng hàng không lớn nhất châu Âu đã chấp nhận gói cứu trợ 9 tỷ euro (tương đương 10 tỷ USD) của Đức vào đầu tháng 6. Tuy nhiên họ cũng không dự tính có thể hồi phục hoàn toàn cho tới năm 2025.

Theo IATA, 25 triệu việc làm trong ngành hàng không cùng những doanh nghiệp liên quan như du lịch đang gặp rủi ro mạnh. Con số này lớn hơn mức 22 triệu việc làm mà Tổ chức lao động thế giới ước tính bị mất do kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Các hoạt động cắt giảm việc làm vẫn đang tiếp diễn. American Airlines lên kế hoạch sa thải 19.000 nhân viên vào ngày 1/10 sau khi hết hạn gói bảo trợ việc làm liên quan tới gói hỗ trợ trị giá 25 tỷ USD dưới đạo luật Cares Act của chính phủ Mỹ. United Airlines thì dự tính họ sẽ cắt giảm ít nhất 13.000 việc làm. Delta đang nỗ lực tránh việc phải sa thải quy mô lớn cho tới mùa hè năm tới. Hiện tại hàng nghìn nhân viên được yêu cầu tự nguyện nghỉ việc hoặc nghỉ làm không lương.

Tại châu Á Thái Bình Dương, Cathay đang nỗ lực tái cấu trúc - dự kiến công bố kế hoạch chi tiết vào quý thứ 4 và các chuyên gia phân tích tại Jefferies Hong Kong thì cho rằng sẽ có thêm sự cắt giảm nhân sự tại hãng này.

Những gói hỗ trợ của chính phủ đã tạo ra hiệu quả nhưng không nhiều. Riêng các hãng vận chuyển ở châu Âu đã nhận gói hỗ trợ 29 tỷ euro, gồm những khoản vay của nhà nước và những hình thức hỗ trợ khác cho tới 27/8. Những hãng hàng không ở Ấn Độ - nơi cho tới khi dịch bệnh bùng phát vẫn được cho là thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới đang mong muốn nhận được khoản vay hỗ trợ không lãi suất trị giá 1,5 tỷ USD từ chính phủ.

Tương lai ngành hàng không toàn cầu: Tái cấu trúc hoặc chết!  - Ảnh 1.

CEO British Airways Alex Cruz.


Với việc cổ phiếu hàng không giảm mạnh, việc thu hút những khoản đầu tư mới trở nên khó khăn hơn. Warren Buffett đã hoàn toàn thoái vốn khỏi 4 hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ. Nhiều hãng hàng không thì rao bán mà không thể tìm được người mua. AirAisa từng là đơn vị dẫn đầu hàng không giá rẻ ở châu Á đã phải vay ít nhất 2,5 tỷ ringget (605 triệu USD).

Thai Airways – công ty đang ngập trong khoản nợ 11 tỷ USD gần đây đã được tòa án chấp thuận cho tái cấu trúc. Hãng hàng không Virgin Atlantich Airways của tỷ phú Richard Branson đã nhận được gói cứu trợ 1,2 tỷ bảng Anh (1,5 tỷ USD) được xây dựng quanh các khoản vay từ các quỹ. Đại dịch đang đẩy hãng Virgin Austalia vào cảnh phải bán mình vào tháng 9.

Máy bay thì đang nằm không trên khắp thế giới. 1/3 trong số 26.000 máy bay chở khách trên toàn thế giới đang nằm không, đậu trên sa mạc hay xếp hàng ở trên đường băng.

Đội bay giảm cũng khiến những nhà sản xuất máy bay méo mặt. Airbus chỉ nhận được 1 đơn hàng vào tháng 8 trong khi Boeing phải chiến đấu để ngăn cản làn sóng hủy đơn hàng 737 Max – vốn đã bị cấm bay sau 2 tai nạn thảm khốc. Các hãng hàng không cũng đang tìm cách trì hoãn những đơn hàng đã đặt trước. "Một nhà sản xuất máy bay buộc phải có nghĩa vụ giúp đỡ khách hàng của họ trong thời điểm khó khăn", CEO Qatar Airways nói. "Trong tương lai, chúng tôi sẽ không làm ăn kinh doanh với những ai không giúp đỡ và đứng về phía chúng tôi trong khoảng thời gian đặc biệt này".

Các công ty du lịch có thể sẽ không bao giờ phục hồi bởi các doanh nhân ở khắp nơi trên thế giới nhận ra rằng họ có thể vẫn chốt được hợp đồng thông qua ứng dụng Zoom và thậm chí là từ nhà. Du lịch nghỉ dưỡng được dự báo sẽ khôi phục khi vắc xin có hiệu quả đưa vào sử dụng nhưng hành khách sẽ thận trọng hơn.

Sau cắt giảm đội bay, phi công, phi hành đoàn, các hãng hàng không tiếp tục tìm cách tái cấu trúc với những dịch vụ mặt đất như những chi phí cố định như đất đai, dọn dẹp và điện nước. Qantas nói rằng họ có thể sẽ chuyển trụ sở tại Sydney đến một thành phố khác có chi phí thấp hơn. Họ cũng đang nỗ lực cho thuê lại 25.000m2 bất động sản mà mình sở hữu.

Theo Vân Đàm

Tổ quốc

Trở lên trên