Tuyệt đối không nên ăn loại quả này, dù chỉ 1 miếng sau khi uống thuốc: Vitamin chẳng thấy đâu, còn rước thêm rủi ro nguy hiểm
Mặc dù loại quả này rất tốt cho sức khỏe vì bổ sung nhiều vitamin C, nhưng những chất hóa học bên trong cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chuyển hóa thuốc. Khi sử dụng cùng nhau, thậm chí có thể gây ra rủi ro sức khỏe nguy hiểm.
- 01-10-2021"Rapper ảo" kiếm 192.000 USD trong một phút: Phát hành nhạc ảo, tổ chức concert ảo, thu nhập bằng cả năm người khác làm việc
- 01-10-20215 loại thực phẩm mà tế bào ung thư "thích" nhất, rất nhiều người không hay biết mà nạp vào cơ thể mỗi ngày
- 16-09-2021Cùng uống nhiều nước, người thì khỏe như vâm, người mắc ngay ung thư thực quản: Nguyên nhân từ 1 SAI LẦM rất đơn giản
Đây là một loại quả rất tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều chất quan trọng cho cơ thể như vitamin C, Kali, chất xơ và rất nhiều chất dinh dưỡng khác. Thế nhưng, chúng lại rất kỵ khi sử dụng chung với các loại thuốc.
Đó chính là quả bưởi.
Vì sao không nên ăn bưởi khi uống thuốc?
Nếu ăn bưởi và uống thuốc cùng thời điểm, một số thành phần trong bưởi có thể kết hợp cùng chất hóa học trong thuốc, tạo ra tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe.
Trong bưởi có chất Furanocoumarin, chất này có thể chuyển hóa bởi một loại men trong ruột non, tạo thành những chất trung gian phản ứng liên kết. Quá trình này khiến cho men trong ruột non không thể tiến hành hoạt động phân hủy thuốc. Khi đó, lượng thuốc trong máu tăng lên cao, kéo theo nhiều tác dụng phụ, gây bất lợi cho quá trình cơ thể hấp thụ thuốc.
Việc chuyển hóa thuốc gặp nhiều bất thường như vậy khiến thời gian thuốc tồn tại trong cơ thể bị thay đổi. Dù thay đổi theo hướng lâu hơn hay nhanh hơn đều khiến các thành phần của thuốc không thể phát huy tác dụng chữa bệnh như mong muốn ban đầu.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, chỉ với 200ml nước bưởi cũng sẽ làm tăng nồng độ thuốc trong máu ở toàn cơ thể. Từ đó, xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng và những tác dụng không mong muốn.
Cho dù thời điểm ăn bưởi cách xa thời điểm uống thuốc, các tương tác hóa học này vẫn có thể xảy ra. Đó là lý do mà người bệnh nên chủ động loại bỏ những sản phẩm từ bưởi khỏi chế độ ăn uống mỗi ngày trong thời gian phải điều trị bằng thuốc. Chỉ nên uống nhiều nước tinh khiết để không làm ảnh hưởng tác dụng của thuốc.
Các loại thuốc kê đơn “kỵ” bưởi
Có thể liệt kê một vài loại thuốc kê đơn nên tránh sử dụng cùng thời điểm với bưởi đó là:
Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Đặc biệt không nên ăn bưởi khi uống thuốc này vì có thể gây ra cảm giác chóng mặt.
Các thuốc suy giảm miễn dịch dùng để chống thải ghép (tacrolimus, ciclosporine...): Chức năng thận có thể suy giảm nghiêm trọng nếu sử dụng nước bưởi thường xuyên trong giai đoạn uống các loại thuốc này.
Nhóm thuốc hạ cholesterol trong máu: Trong trường hợp bạn đang uống thuốc để giảm lượng cholesterol trong máu, nên tuyệt đối tránh ăn bưởi. Nếu một lượng lớn thuốc này tồn đọng trong máu và cơ thể, gan của bạn sẽ phải chịu nhiều tổn thương. Bên cạnh đó, thuốc cũng không phát huy được hết tác dụng
Đặc biệt, bạn có nguy cơ bị suy nhược cơ bắp. Vì nước bưởi khi dùng chung với simvastatine hoặc atorvastatine có thể làm tăng sự hấp thu của thuốc lên gấp 15 lần. Điều này gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở cơ.
Lưu ý: Nhiều người cho rằng, trước hoặc sau khi uống thuốc 2 giờ đồng hồ vẫn có thể ăn bưởi để bổ sung vitamin C, thải độc cho cơ thể. Tuy nhiên, khoảng thời gian này vẫn khiến các chất trong bưởi tác dụng với thuốc, gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Tốt nhất, để đảm bảo việc dùng thuốc trở nên hiệu quả và an toàn cho sức khỏe bản thân, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn.
Tình trạng này có xảy ra với cam, quýt, chanh và các loại quả giàu vitamin C khác hay không?
Nhiều người đi thăm bệnh thường mua cam để bệnh nhân bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, nước cam không phải là một lựa chọn tốt để uống cùng thuốc kháng sinh. Các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit nên sẽ bị hỏng.
Axit trong các loại quả như cam, quýt, chanh có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc. Khi uống thuốc chung với nước cam cũng có thể làm giảm nồng độ thuốc đi 23 - 28%. Con số này thừa sức làm thay đổi phổ tác dụng của thuốc.
Chỉ uống nước cam sau khi uống thuốc ít nhất 4 tiếng để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tác dụng và tính chất lý hóa của thuốc. Ảnh: Healthline
Khi thuốc kháng sinh mất đi cấu trúc hóa học đặc thù, chúng cũng không còn sức mạnh diệt khuẩn. Bệnh nhân sẽ gặp nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài.
Bên cạnh đó, những loại hoa quả có chứa nhiều axit cũng không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Một số loại thuốc kháng viêm không sieroid (ibuprofen, diclofenac...), trị bệnh đau dạ dày khi kết hợp với cam, quýt, chanh… đều khiến bệnh trở nặng. Lượng axit trong dạ dày tăng lên sẽ gây bỏng rát, đau đớn cho bệnh nhân.
Một số thành phần trong thuốc chữa ho cũng có phản ứng phụ nếu kết hợp nước uống loại quả họ cam quýt. Chúng có thể gây ra nguy cơ bị ảo giác và buồn ngủ.
Như vậy, để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, gia tăng sức đề kháng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không nên tùy tiện sử dụng các loại hoa quả nhiều axit trong thời gian chữa bệnh bằng thuốc.
*Theo Aboluowang, tổng hợp