Ung thư dạ dày 'chuộng' 5 kiểu người này, và sợ nhất bạn làm 3 điều
Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2020, ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ năm và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ tư. Để tránh xa nó, bạn nên duy trì làm 3 điều này hàng ngày.
- 10-08-2023Một loại ung thư đang có dấu hiệu trẻ hóa – Nguyên nhân đến từ 3 thói quen tai hại mà nhiều người thường làm
- 10-08-2023Loại quả giá chỉ 20.000 đồng/kg, “bổ” từ quả đến lá, pha trà hoặc ép nước uống phòng ung thư, tốt cho tim
- 09-08-2023Nghiên cứu: Thức uống nhiều người mê làm tăng gần gấp đôi nguy cơ mắc ung thư gan nếu uống hàng ngày
Vào năm 2020, trên toàn thế giới có khoảng 1,09 triệu ca ung thư dạ dày mới, với khoảng 770.000 ca tử vong, và khoảng 66% ca ung thư dạ dày xảy ra ở nam giới. Nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sót sau 5 năm dưới 30% ngay cả sau khi điều trị bằng phẫu thuật. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân giai đoạn đầu có thể lên tới hơn 90% sau khi được điều trị kịp thời.
Vì vậy, nếu chúng ta có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa những yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày, đồng thời phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm kịp thời sẽ có vai trò tích cực trong việc giảm tỷ lệ mắc, nâng cao tiên lượng và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân.
Ung thư dạ dày "chuộng" 5 kiểu người này
Theo những bằng chứng hiện có, nếu bạn thuộc một trong những kiểu người sau thì nên cẩn thận, nguy cơ ung thư dạ dày sẽ tăng cao.
1. Người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Nhiễm HP có thể gây viêm niêm mạc dạ dày mạn tính, nhiều khả năng tiến triển dần từ viêm mạn tính - viêm teo dạ dày - chuyển sản ruột đến ung thư dạ dày dưới tác động của nhiều yếu tố như môi trường bất lợi và chế độ ăn uống.
Ngay từ năm 1994, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã liệt kê vi khuẩn HP là chất gây ung thư loại 1 (chắc chắn gây ung thư cho con người). Một nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ ung thư dạ dày ở những người bị nhiễm HP cao gấp 2,04 lần so với những người không bị nhiễm.
Việc tiêu diệt vi khuẩn HP không những có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày mà còn giảm nguy cơ tử vong do ung thư dạ dày. Ngay cả ở những người đã phát triển ung thư dạ dày, liệu pháp loại bỏ có thể làm giảm nguy cơ tái phát. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc loại bỏ nhiễm vi khuẩn HP có liên quan đến việc giảm 46%, 39% và 51% nguy cơ xuất hiện và tử vong do ung thư dạ dày, cũng như nguy cơ tái phát ung thư dạ dày.
2. Người có chế độ ăn uống và thói quen không tốt
Bao gồm chế độ ăn nhiều muối, thường xuyên ăn dưa muối, đồ hun khói, chiên và rán, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, cùng thói quen ăn uống thiếu chất.
Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới/Viện Ung thư Hoa Kỳ (WCRF/AICR) đã liệt kê việc ăn quá nhiều muối là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng gây ung thư dạ dày. Ăn quá nhiều muối có thể kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến teo niêm mạc, tăng tổng hợp DNA và tăng sinh tế bào, từ đó thúc đẩy sự xuất hiện của ung thư dạ dày. Một nghiên cứu cho thấy rằng cứ tăng 5g/ngày lượng muối ăn vào có liên quan đến việc tăng 12% nguy cơ ung thư dạ dày.
Thực phẩm ngâm chua, hun khói, chiên, rán như cá muối, dưa muối, thịt nướng… tiêu thụ lâu dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Các chất gây ung thư như hydrocacbon thơm đa vòng và hợp chất N-nitroso sẽ được sản sinh ra trong quá trình sản xuất. Thường xuyên ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Một nghiên cứu cho thấy rằng cứ tăng 100g/ngày tiêu thụ thịt đỏ và cứ tăng 50g/ngày tiêu thụ thịt chế biến có liên quan đến việc tăng 26% và 72% nguy cơ ung thư dạ dày.
Ngoài ra, các thói quen xấu như bỏ bữa sáng, ăn uống thất thường, ăn nhanh, ăn quá no… sẽ dẫn đến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và sửa chữa nhiều lần, giảm niêm mạc gây ung thư.
3. Những người hút thuốc
Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, hút càng nhiều và thời gian hút càng lâu thì nguy cơ ung thư dạ dày càng cao.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ ung thư dạ dày đối với những người đang hút thuốc và những người đã từng hút thuốc lần lượt là 1,61 lần và 1,43 lần so với những người không hút thuốc.
4. Người uống rượu nhiều
Khi rượu đi vào cơ thể con người, trong quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra một lượng lớn acetaldehyde - chất được IARC liệt vào danh sách chất gây ung thư hàng đầu.
Mối liên quan giữa uống rượu và nguy cơ ung thư dạ dày có liên quan chặt chẽ đến số lượng và thời gian uống rượu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng so với những người không uống rượu, những người uống rượu và những người uống nhiều rượu (≥50g ethanol/ngày) có nguy cơ phát triển ung thư dạ dày lần lượt là 7% và 20%.
5. Gia đình có tiền sử ung thư dạ dày
Khoảng 2-10% bệnh nhân ung thư dạ dày có người thân cấp 1 (cha mẹ, con cái và anh chị em ruột của cả cha và mẹ) cũng bị ung thư dạ dày.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thân thế hệ thứ nhất bị ung thư dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 185%, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2-3 lần so với những người không có tiền sử gia đình. Ngoài ra, khoảng 1-3% trường hợp ung thư dạ dày là do hội chứng ung thư dạ dày di truyền.
Ung thư dạ dày "sợ" nhất bạn làm 3 điều này
Trong cuộc sống, chúng ta có thể thay đổi hành vi hàng ngày phù hợp để giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ngăn chặn sự phát triển của bệnh hoặc phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm.
1. Ăn nhiều rau và trái cây
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tăng tiêu thụ rau và trái cây có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Một nghiên cứu tiến cứu lớn cho thấy những người ăn nhiều trái cây và rau quả nhất có nguy cơ mắc ung thư dạ dày thấp hơn 44% so với những người ăn ít trái cây và rau quả nhất.
Rau và trái cây cũng là nguồn cung cấp chất xơ chính. Một nghiên cứu cho thấy so với những người có lượng chất xơ ăn vào thấp, những người ăn nhiều có nguy cơ mắc ung thư dạ dày thấp hơn 42%; và cứ tăng 10g/ngày lượng chất xơ trong chế độ ăn uống có liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày thấp hơn 44%.
2. Ngồi ít hơn và vận động nhiều hơn
Hoạt động thể chất thường xuyên và ít thời gian ngồi một chỗ có thể giúp ngăn ngừa béo phì và giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Cố gắng kết hợp hoạt động thể chất vào hầu hết các ngày trong tuần, nhằm đạt được thời lượng hoạt động thể chất được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị là ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải hoặc ít nhất 75 phút hoạt động thể chất cường độ mạnh mỗi tuần, hoặc một lượng tương đương của cả hai cộng lại.
3. Sàng lọc kịp thời
Nhóm nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày là những người từ 45 tuổi trở lên có bất kỳ điều kiện nào sau đây đều nên sàng lọc từ sớm:
-Sinh sống lâu dài ở những khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao;
- Nhiễm vi khuẩn HP;
- Mắc các bệnh tiền ung thư dạ dày như viêm teo dạ dày mãn tính, loét dạ dày, polyp dạ dày, dạ dày còn sót lại sau phẫu thuật, viêm dạ dày phì đại, thiếu máu ác tín hoặc có tiền sử ung thư dạ dày;
- Gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày;
- Có các yếu tố nguy cơ cao khác gây ung thư dạ dày: ăn nhiều muối, hút thuốc, uống nhiều rượu...
Nguồn và ảnh: IARC, WHO
Trí thức trẻ
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần