Ứng xử khôn ngoan khi có sếp "khó ưa": Thư giãn, tỉnh táo là bí quyết giúp bạn giải quyết tài tình mọi yêu cầu của cấp trên
Tùy vào mỗi kiểu sếp, chúng ta sẽ có cách ứng xử phù hợp khác nhau. Không có một "lời giải" hoàn hảo nhưng chỉ cần biết cách linh hoạt, bạn sẽ khắc phục được kha khá tình trạng căng thẳng mà bản thân đang trải qua.
- 13-09-2018Thừa nhận khởi nghiệp chẳng dễ dàng, cô gái này tiết lộ bí quyết vượt qua sự chán nản khi gặp lời nhận xét tiêu cực
- 13-09-20184 bí kíp vàng giúp người chưa có kinh nghiệm dễ dàng “mặc cả” mức lương với nhà tuyển dụng: Người đi làm thuê nhất định phải biết!
- 13-09-2018Những kiểu người chỉ nên giữ quan hệ ở mức xã giao, kết thân quá dễ rước hoạ vào thân, số 4 rất hay gặp trong cuộc sống
Tùy vào mỗi người mà chúng ta có những định nghĩa khác nhau về một vị "sếp tồi" hay "sếp tốt". Tuy nhiên, 56% người làm công ở Mỹ cho rằng sếp của họ là một thứ gì đó thật sự rất khó chịu. Một nghiên cứu của Hiệp hội tâm lý Mỹ cho thấy 75% người Mỹ nói rằng "sự tồn tại của sếp chính là 75% áp lực mà họ phải chịu mỗi ngày".
Một nghiên cứu gần đây của Gallup cho thấy, cứ 2 nhân viên thì sẽ 1 người bỏ việc vì áp lực mà sếp tạo ra. Nhưng đáng ngạc nhiên hơn nữa là nếu đã quyết định ở lại thì họ sẽ gắn bó với vị sếp "hắc ám" lâu dài hơn so với một vị sếp "dễ chịu" (trung bình là 2 năm). Điều gì làm nên sự khác biệt đó?
Khi được phỏng vấn, có nhiều lý do được đưa ra cho việc gắn bó với một vị "sếp tồi", điển hình nhất là "Tôi sợ năng lực không đủ/Không có chỗ nào tốt hơn chỗ này/Tôi thích công việc này mặc dù không thích sếp/Tôi không muốn mất đi lợi ích khi làm việc lâu năm ở đây…". Những lý do nghe có vẻ hợp lý nhưng bạn có biết rằng, khi làm việc trong một môi trường tiêu cực hay dưới quản lý của một vị sếp khó chịu, chúng ta cũng chịu những tổn thương tâm lý nhất định.
Những suy nghĩ tiêu cực đó khiến bạn bị kiệt sức, cạn kiệt năng lượng và không màng mơ ước đến một viễn cảnh tốt đẹp hơn. Bạn dần chấp nhận hiện thực tối tăm và không còn động lực thay đổi.
Không những thế, chọn ở lại với một vị "sếp tồi" đồng nghĩa với việc đối diện với những nguy cơ rủi ro về sức khỏe. Một nghiên cứu trên 3.122 nhân viên nam ở Thụy Điển đã cho thấy, những người làm việc dưới trướng các "sếp tồi" có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc các bệnh đe dọa tính mạng cao hơn 60%. Bạn nghĩ rằng những tác hại của việc hút thuốc lá là đáng sợ? Vậy thì làm việc với một vị "sếp tồi" còn nguy hiểm hơn rất nhiều!
Làm cách nào để "đối phó" với sếp?
Đừng đưa ra nhận xét. Hãy đưa ra yêu cầu: Đối với những vị sếp bảo thủ, họ không thích nghe bạn phản hồi hay nhận xét về những thất bại của họ đâu. Thay vào đó, hãy đưa ra những yêu cầu rõ ràng và chi tiết về các nguồn lực và hỗ trợ mà bạn cần để công việc đạt được kết quả cao nhất, giải thích lý do, nói rõ nó sẽ đem lại lợi ích gì cho tổ chức… Cần lựa chọn thời gian thích hợp, khi sếp bạn bình tĩnh và vui vẻ nhất.
Gắn bó với các mối quan hệ tích cực: Những người bạn, những đồng sự, những chuyên viên trị liệu… chính là người bạn nên hẹn gặp nếu cảm thấy quá căng thẳng trong công việc. Họ là những người luôn ủng hộ, khuyến khích và cho bạn lời khuyên tốt nhất cho lợi ích của bạn.
Tập thể dục và ngủ đủ giấc: Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn là điều cần thiết. Nếu có thể, sau giờ làm việc, hãy tìm đến những hoạt động thư giãn đem lại niềm vui và sự hài lòng như yoga, ngồi thiền, tự nói chuyện tích cực… Hãy nhớ rằng, bạn không thể kiểm soát cách hoạt động của sếp, nhưng bạn có thể kiểm soát cách bạn phản ứng với hành vi của họ.
Tìm kiếm các cơ hội khác trong công ty: Nếu nơi bạn làm việc là một tổ chức lớn, bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm khác ở ngay tại công ty đó mà không phải xin nghỉ việc vì sếp. Hãy tham khảo các vị trí khác, gặp gỡ thêm đồng nghiệp và các quản lý phòng ban khác để tìm kiếm một vị trí mới phù hợp với khả năng mà bạn có thể xin chuyển đổi.
Xem xét việc nhận tư vấn từ bộ phận HR: Việc này có thể ít phổ biến ở Việt Nam nhưng việc trình bày với họ những khó khăn mà bạn đang gặp phải với sếp của mình cũng có thể cải thiện được phần nào tình hình. Họ có thể từng giúp những người khác gặp tình huống tương tự và đưa ra giải pháp mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.
Khi nào thì nên "từ bỏ"?
Tất nhiên, chúng ta không thể thay đổi hoàn toàn một con người, nhất là khi người đó là sếp của bạn. Nếu bạn sợ đi làm mỗi ngày, nếu bạn cảm thấy không an toàn về mặt thể chất hoặc tinh thần tại nơi làm việc, nếu bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ về sếp hơn công việc, nếu căng thẳng từ công việc thấm vào phần còn lại của cuộc đời bạn, nếu lòng tự trọng của bạn bị giảm sút… thì đã đến lúc bạn nên rời đi.
Tuy nhiên, dù có chọn "từ bỏ" trước một vị sếp tồi thì cũng cần tỏ ra là một nhân viên chuyên nghiệp và lịch sự. Hãy báo trước theo quy định của công ty, hoàn thành nốt những phần nhiệm vụ dang dở, sắp xếp lại công việc và bàn giao cho nhân sự tiếp quản.
Tuyệt đối đừng nên "xấu miệng", nói xấu sếp và công ty khi nghĩ rằng mình sẽ sớm không còn "quan hệ" gì với nơi đây nữa. Hãy khiến cho sự rời đi của mình thật gọn gàng và sếp cần phải tiếc nuối vì để lỡ một nhân viên như bạn.