MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ứng xử thế nào với tiền kỹ thuật số?

07-03-2021 - 08:59 AM | Tài chính - ngân hàng

Ứng xử thế nào với tiền kỹ thuật số?

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo NHNN, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính phối hợp làm rõ vấn đề pháp lý để quản lý việc kinh doanh tiền ảo, tài sản ảo...

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), 86% trong số 65 NHTW được khảo sát đang có một số hoạt động về tiền kỹ thuật số (CBDC).

Ứng xử thế nào với tiền kỹ thuật số? - Ảnh 1.

Trung Quốc đang đẩy mạnh thử nghiệm Nhân dân tệ điện tử.

Xu thế của thời đại

Thống đốc NHTW Indonesia (BI) Perry Warjiyo vừa cho biết, cơ quan này sẽ phát hành tiền kỹ thuật số và lưu hành với các ngân hàng và các công ty tài chính kỹ thuật số Fintech. Trước đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cũng đã đưa vào lưu thông thí điểm đồng nhân dân tệ điện tử…

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới làn sóng này, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là xu hướng tiêu dùng, thanh toán online đang bùng nổ trong kỷ nguyên số.

Bên cạnh đó, việc các NHTW chạy đua phát hành đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình còn do sức ép của các đồng tiền kỹ thuật số khác, đặc biệt là dự án phát hành đồng Libra (nay đã được đổi tên thành đồng Diem) của Facebook.

Ngoài ra, việc phát hành đồng tiền kỹ thuật số còn giúp các NHTW tiết giảm chi phí in ấn, bảo quản và lưu thông như đối với các đồng tiền giấy; đồng thời, đồng tiền này còn giúp đẩy nhanh quá trình giao thương hàng hóa và hội nhập quốc tế…

Cần có lộ trình về CBDC

Phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 mới đây, ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc NHNN một lần khẳng định, tiền ảo không phải đồng tiền pháp lệnh, không phải là phương tiện thanh toán và pháp luật Việt Nam không cho phép thực hiện chức năng của đồng tiền tại Việt Nam.

Tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, xu thế phát triển tài sản ảo, tiền kỹ thuật số là tất yếu khách quan, đặc biệt là CBDC."NHNN nên có lộ trình nghiên cứu, đánh giá lợi ích và rủi ro của các loại tiền này, đồng thời có giải pháp quản lý phù hợp", TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Theo đó, NHNN cần sớm chuẩn hóa các khái niệm, định nghĩa về tiền kỹ thuật số, CBDC , phân biệt với tiền ảo, tiền điện tử, làm cơ sở để xây dựng, hoàn thiện pháp lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, nên nghiên cứu, học tập kinh nghiệm Trung Quốc và xây dựng lộ trình phát hành CBDC (nếu có) phù hợp với Việt Nam.

Ngoài ra, cần thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, hướng tới xã hội không tiền mặt. Theo đó, Việt Nam cần sớm ban hành: Chiến lược tổng thể về hệ thống thanh toán quốc gia; ban hành Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng sandbox đối với các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số, như Fintech, mobile money, P2P...

Theo Hà Anh

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên