Uống nước không đúng cốc có thể gây ung thư: Tưởng đơn giản mà không mấy ai nắm được, dùng sai ly đi một dặm!
Cốc là vật dụng thông dụng hàng ngày, nhưng càng thông dụng thì càng dễ mắc sai lầm khi sử dụng. Do vậy, nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là gây ung thư.
Cốc được sử dụng từ thời cổ đại để uống nước, uống trà với hình dạng chủ yếu là loại cốc có đường kính miệng tương đương với chiều cao của cốc, có phần đáy chân tròn hoặc chân cao.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của thời đại, con người ngày càng chú trọng sức khỏe và việc uống nước mỗi ngày trở thành thói quen của bất kỳ ai. Cũng vì thế mà rất nhiều loại cốc ra đời với hình dạng, chất liệu khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn một chiếc cốc an toàn cho sức khỏe và tránh xa những loại cốc tuyệt đối không thể dùng để đựng đồ uống.
Vậy những loại cốc nào không thể dùng đựng đồ uống?
1. Không uống cà phê trong cốc inox
Không nên dùng cốc inox để uống những loại đồ uống có tính axit như cà phê hay nước cam. Ảnh: HeathSina
Các loại cốc làm bằng inox thường được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt có tác dụng giữ nhiệt tốt. Tuy nhiên inox là sản phẩm hợp kim, có thể hòa tan trong môi trường axit cho nên không thể dùng cốc inox để uống những loại đồ uống có tính axit như cà phê, đồ uống có ga hay nước cam. Vì có thể gây kết tủa kim loại nặng có trong thành phần của cốc và gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, khi dùng cốc inox thì bạn không nên dùng chất tẩy rửa mạnh trong quá trình làm sạch vì những chất này cũng dễ bị phản ứng với các loại thép không gỉ.
2. Cốc nhựa không nên dùng uống nước nóng
Cốc nhựa cũng không phải loại cốc nên được sử dụng rộng rãi. Bởi vì trong quá trình sản xuất người ta thường thêm nhiều loại chất phụ gia vào nhựa, trong đó có những loại hóa chất độc hại. Khi dùng những chiếc cốc này đựng nước nóng hoặc nước sôi, những hóa chất độc hại dễ dàng hấp thụ vào trong nước gây hại cho sức khoẻ. Theo nghiên cứu khoa học, ở nhiệt độ 70-80 độ là các chất phụ gia sẽ bắt đầu hòa tan vào chất lỏng.
Mỹ và Canada cấm sử dụng cốc nhựa dùng một lần vì phát hiện chất Styrene gây hại đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt có thể gây ung thư. Vì vậy, khi mua ly nhựa, bạn phải chọn loại ly được làm bằng nhựa đạt tiêu chuẩn quốc gia.
3. Cốc giấy dùng một lần có thể chứa chất gây ung thư tiềm ẩn
Đứng từ góc độ bảo vệ môi trường, nên hạn chế sử dụng cốc dùng một lần. Ảnh: Sohu
Cốc giấy dùng một lần trông khá hợp vệ sinh và tiện lợi. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta hoàn toàn không thể đánh giá được mức độ đạt tiêu chuẩn của loại cốc này và càng không thể phân biệt được độ sạch hay vệ sinh của cốc chỉ bằng mắt thường.
Ở góc độ bảo vệ môi trường, loại cốc này nên sử dụng càng ít càng tốt để giảm thiểu rác thải sinh hoạt.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất cốc giấy còn thêm số lượng lớn chất làm trắng huỳnh quang để làm cho cốc trông trắng hơn. Và chính loại chất huỳnh quang này khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây đột biến tế bào và là nhân tố tiềm ẩn gây ung thư.
Bên cạnh đó, những chiếc cốc giấy không đạt chất lượng thường mềm và dễ bị biến dạng sau khi đổ nước vào. Một số loại giấy cốc khác có mật độ kém, đáy cốc dễ thấm nước, dễ bị bỏng tay khi đổ nước nóng vào cốc. Đặc biệt, có những cốc giấy mà khi chạm tay vào mặt trong cốc, chúng ta dễ dàng cảm nhận được chất bột bám trong đó, có lúc chất bột màu trắng này còn dính lên các đầu ngón tay, đây chính là những chiếc cốc giấy có chất lượng thấp điển hình.
4. Dùng cốc nhiều màu, đề phòng ngộ độc kim loại nặng
Những chiếc cốc đựng đồ uống nhiều màu thường rất bắt mắt, nhưng tốt nhất là bạn không nên sử dụng chúng. Bởi trong những chất tạo màu cho cốc, có những nguy hiểm tiềm ẩn rất lớn.
Đặc biệt là thành trong được tráng men, khi đựng nước sôi hoặc đồ uống có độ axit và kiềm cao thì chì và các nguyên tố kim loại nặng độc hại trong các chất màu này rất dễ bị hòa tan trong chất lỏng. Khi uống chất lỏng có chất hóa học, nó sẽ gây hại cho cơ thể con người.
5. Cốc thủy tinh - Loại cốc tốt nhất
Thuỷ tinh là chất liệu thân thiện nhất để uống nước lọc. Ảnh: Internet
Trong tất cả các loại chất liệu làm cốc thì cốc thủy tinh là tốt nhất cho sức khỏe. Cốc không chứa hóa chất hữu cơ trong quá trình nung. Do đó, khi chúng ta dùng cốc thủy tinh uống nước hoặc uống các loại đồ uống khác thì không phải lo lắng chất hóa học sẽ theo vào trong bụng.
Ngoài ra, bề mặt cốc thủy tinh trơn bóng, dễ rửa, vi khuẩn và chất cặn không dễ bám vào cốc, cho nên chúng ta nên dùng cốc thủy tinh là tốt nhất cho sức khỏe.
Mặc dù cốc thủy tinh không chứa hóa chất và rất dễ lau chùi nhưng do chất liệu thủy tinh có tính dẫn nhiệt mạnh nên người dùng rất dễ bị bỏng, nếu nhiệt độ nước quá cao cũng có thể khiến cốc bị vỡ.
6. Cốc gốm sứ trắng tinh - vừa giữ nhiệt vừa an toàn
Cốc gốm trắng cả trong lẫn ngoài tốt cho sức khoẻ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên dùng bát đũa màu trắng. Ảnh: Internet
Cốc sứ trắng, không tráng men, không tô màu là loại cốc an toàn và giữ nhiệt tốt. Do đó, khi muốn uống đồ nóng hoặc nước trà thì nên lựa chọn loại cốc này.
Loại cốc an toàn với sức khỏe khi sử dụng
- An toàn nhất: Cốc thủy tinh, cốc sứ men không màu.
- Không an toàn nhất: Cốc giấy dùng một lần, cốc nhựa, cốc sứ nhiều màu sắc.
- Cần lưu ý: Không sử dụng cốc inox, cốc men để uống cà phê, nước cam và đồ uống có tính axit khác.
Lựa chọn cốc uống nước đúng cách
1. Màu sắc
Mặc dù những chiếc cốc nhiều màu sắc nhìn rất hấp dẫn, những hoa văn này dùng thuốc màu vẽ thành, dùng để uống nước nóng không an toàn. Vì lý do ăn toàn, tốt nhất nên lựa chọn chiếc cốc có thành cốc bên trong màu trắng.
2. Sử dụng cốc nhựa nên chú ý đến tiêu chuẩn QS ở đáy chai
Cốc nhựa có nhiều chất liệu khác nhau. Các chất liệu khác nhau có khả năng chịu nhiệt khác nhau. Khi mua, bạn phải nhìn vào tiêu chuẩn QS ở đáy chai, các chữ số khác nhau biểu hiện tính năng khác nhau.
- PET chủ yếu được sử dụng trong chai nước khoáng và chai nước giải khát. Nhiệt độ cao nhất có thể chịu được là 65 độ C, có thể được sử dụng để uống nước ấm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất dẻo như vậy có thể giải phóng chất gây ung thư sau 10 tháng sử dụng. Tại thời điểm này, nếu bạn sử dụng nó để uống nước nóng, đơn giản là tự ăn chất độc.
- HDP chất liệu này thường sử dụng làm chai nhựa đựng thuốc hoặc các loại chất làm sạch. Bởi vì khi dùng hết các chất bên trong, loại chai này rất khó làm sạch và dễ lưu lại các chất tẩy rửa hoặc vi khuẩn, vì vậy không nên tái sử dụng.
- PVC chủ yếu được sử dụng làm áo mưa, vật liệu xây dựng, hộp nhựa, ... Loại màng nhựa này tương đối sợ nhiệt. Khi gặp nhiệt độ cao và dầu mỡ, rất dễ làm kết tủa các chất có hại vinyl clorua và trong chất hóa dẻo, an toàn khi dùng ở nhiệt độ thấp, tốt nhất không nên mua.
- LDPE, thường thấy là màng bọc thực phẩm, túi nhựa, túi dùng trong y tế… Tuy nhiên chất liệu này khả năng chịu nhiệt cũng không tốt, vì vậy chỉ có thể sử dụng khi uống nước lạnh.
- PP loại vật liệu này là sử dụng đựng thực phẩm, nó có khả năng chịu nhiệt, chịu tính ăn mòn đều rất mạnh, chịu được nhiệt độ lên đến 120 độ C, do đó đây là loại sản phẩm có thể sử dụng được trong lò vi sóng.
- PS thường dùng trong cốc sử dụng một lần, hộp, bát đựng mì ăn liền, có tính chịu nhiệt và lạnh tốt, nhưng không để được trong lò vi sóng.
- PC cũng là loại vật liệu làm cốc uống nước, bình sữa, không nên dùng chai chất liệu PC để đựng nước nóng, và tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời.
Theo HealthSina và Sohu