Uống sữa khi bị cảm cúm hoặc ho, trẻ bị nhiều đờm hơn? Bác sĩ Mỹ trả lời rất thuyết phục
Nhiều cha mẹ tin rằng con nên tránh uống sữa khi bị cảm cúm hoặc hen suyễn vì thức uống này làm tăng chất nhầy và đờm, khiến bệnh càng nặng thêm. Thông tin này có chính xác không?
- 11-04-2018Vì sao nhiều người hễ uống sữa là bị khó chịu, đau bụng: Đây chính là "thủ phạm"
- 25-03-2018Hàng loạt bệnh xuất hiện khi cùng lúc ăn thịt gà và uống sữa tươi, cần tránh ngay
- 19-08-20177 lý do khiến nhiều người Ân Độ thích uống sữa dê
Tuy nhiên, các bác sĩ nói rằng đây là một tin đồn nhảm nhí.
Các chuyên gia sức khỏe nhi đến từ Bệnh viện Hoàng gia Brompton ở London (Anh) cho biết những đối tượng mắc bệnh đường hô hấp kéo dài như xơ nang (bệnh có ảnh hưởng chủ yếu đến phổi và hệ tiêu hóa) có thể bỏ lỡ cơ hội bổ sung canxi thiết yếu vì thông tin này.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Disease in Childhood, bác sĩ Ian Balfour-Lynn cho biết quan niệm sữa có thể tạo ra nhiều đờm trong khi súp gà làm long đờm có thể đã bắt đầu vào năm 1204.
Moses Maimonides, thủ lĩnh tinh thần Do Thái và cũng là bác sĩ pháp y đã đề cập đến điều này trong một tiểu luận về bệnh hen.
Sau đó, thông tin này tiếp tục được củng cố khi thầy thuốc nhi khoa nổi tiếng Benjamin Spock viết trong cuốn sách bán chạy nhất của mình có tên “'The Common Sense Book of Baby and Child Care”(Thường thức về Trẻ em và Chăm sóc Trẻ em) năm 1946.
Cuốn sách đã bán được hơn 50 triệu bản tính đến thời điểm tác giả qua đời vào năm 1998.
Tuy nhiên, sau đó có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh quan niệm này là không đúng nhưng nó vẫn tiếp tục lan truyền.
Bác sĩ Balfour-Lynn cho rằng có thể mọi người nghĩ rằng một protein trong sữa bị phân hủy thành những chất mà kích thích tăng tiết dịch nhầy. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ở ruột.
Do đó, nó chỉ có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp nếu sự toàn vẹn của ruột bị suy yếu do nhiễm trùng và cho phép protein sữa đi khắp nơi trong cơ thể.
Có thể, quan niệm sai lầm này có thể bắt nguồn từ cảm giác của sữa trong miệng.
"Đây có thể là do cảm giác khi sữa còn dính trên lưỡi trộn với nước bọt, tạo ra ra một lớp dày phủ trong miệng. Và khi nuốt, nhũ tương sữa vẫn còn tồn tại trong miệng. Đây có thể là lý do tại sao rất nhiều người nghĩ rằng có nhiều chất nhầy hơn được tiết ra".
Bác sĩ Balfour-Lynn khẳng định những đứa trẻ không uống sữa sẽ đối mặt với nguy cơ cao bị gãy xương và còn bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Với những người bị bệnh xơ nang hoặc hen suyễn, sữa rất quan trọng. Vì trong quá trình điều trị bệnh, họ phải dung nạp một lượng lớn steroids, vốn làm giảm sức khỏe của xương.
* Theo Independent
Trí thức trẻ