Ủy ban Olympic Hoá Quốc tế loại đội tuyển Nga, đừng quên bảng tuần hoàn hóa do một người Nga tạo ra
Ủy ban Olympic Hoá Quốc tế (IChO) đã chính thức thông báo về việc loại Nga khỏi cuộc thi Olympic Hoá học năm 2022.
- 07-03-2022"Quýt làm, cam chịu": Mỹ cấm vận dầu mỏ Nga, châu Âu sẽ gánh hậu quả?
- 06-03-2022Ông Putin cảnh báo NÓNG: Quốc gia nào lập vùng cấm bay ở Ukraine “là tuyên chiến với Nga”
- 05-03-2022Cấm vận dầu Nga: Nhà Trắng "tiến thoái lưỡng nan", chính sách quan trọng bậc nhất của ông Biden chịu sự công kích dồn dập
Các đội thi Mỹ và châu Âu tẩy chay Nga
Vào ngày 6/4, Ủy ban Olympic Hoá Quốc tế (IChO) đã chính thức công bố quyết định loại Nga khỏi cuộc thi Olympic Hoá học năm 2022. Các học sinh Nga vẫn sẽ được tham dự nhưng với tư cách trung lập và không được dùng quốc kỳ, quốc ca. Cùng với đó, thành tích mà những học sinh này đạt được sẽ chỉ tính cho cá nhân không được tính cho quốc gia.
IChO đã đưa ra thông báo này sau khi nhận được quá nhiều ý kiến phản đối của những đội tuyển đến từ EU và Mỹ, đa số đều không muốn dính líu với bất cứ điều gì liên quan đến Nga. Về phía IchO, họ cũng thể hiện rõ lập trường ủng hộ Ukraine trong việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây.
Được biết, đội tuyển Hóa học của Nga là đối thủ đáng gờm trong cuộc thi Olympic của những năm trước. Người Nga từ lâu đã thể hiện niềm đam mê mãnh liệt với hoá học và vật lý và cũng từng nhiều lần đăng cai với thành tích đáng ngưỡng mộ. Năm 2021, những học sinh đến từ Nga đã xuất sắc giành được bảy trong số mười lăm huy chương vàng tại cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế mang tên nhà hóa học người Nga Mendeleev.
Lịch sử khắc tên Nga
Tuy nhiên, việc nhằm vào các học sinh Nga là điều khó có thể chấp nhận, đặc biệt là khi viện tới lý do chính trị. Ngay cả việc này cũng không loại bỏ được những đóng góp của người Nga cho lĩnh vực này.
Trong dòng chảy của lịch sử của ngành hóa học, người Nga đã khiến thế giới nhớ đến với những đóng góp to lớn, mà nổi bật nhất là bảng tuần hoàn được phát minh bởi Dmitri Ivanovich Mendeleev.
Ông sinh ngày 8/2/1834 tại Tobolsk, một thị trấn ở Siberia thuộc Nga, ông là con út trong một gia đình đông con theo đạo Kitô giáo Chính thống. Không lâu sau khi Mendeleev được sinh ra, cha ông bị mù và một thời gian sau thì qua đời. Với mong muốn cho con trai mình được tiếp cận một nền giáo dục tốt, mẹ của ông đã đưa ông đến St. Petersburg và ghi danh ông vào Học viện Sư phạm chính quy. Ngay sau đó, mẹ ông cũng qua đời.
Vào thời mà Mendeleev sống, ông nhận ra để tìm được một cuốn sách giáo khoa hóa học hoàn chỉnh là rất khó, vì vậy ông đã tự viết. Trong khi nghiên cứu, ông đã khám phá ra một số điều mang tính chất quyết định, được lưu truyền đến ngàn đời sau. Ông gọi khám phá này là Định luật tuần hoàn, đồng thời tuyên bố: "Khi các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự khối lượng nguyên tử tăng dần, một số tính chất nhất định sẽ lặp lại theo chu kỳ".
Dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm của các nguyên tố, Mendeleev bèn sắp xếp các nguyên tố đã biết trong một bảng với tám cột, mỗi cột đại diện cho một tập hợp các nguyên tố có tính chất tương tự nhau. Ông gọi đó là bảng tuần hoàn của các nguyên tố hóa học và trình bày công trình nghiên cứu vĩ đại của mình cho Hiệp hội Hóa học Nga vào năm 1869.
Ngày nay, bảng tuần hoàn mà chúng ta sử dụng có đôi chút khác biệt so với bảng gốc. Đó là trong bảng của Mendeleev, các phân tử được sắp xếp bằng cách tăng trọng lượng nguyên tử, trong khi bảng tuần hoàn hiện tại được sắp xếp bằng cách tăng số nguyên tử.
Đặc biệt, Mendeleev đã chừa lại một số khoảng trống trong bảng vì ông dự đoán được có ba nguyên tố mà ông chưa biết đến. Sau này người ta tìm ra đó chính là gecmani, gali và scandium. Dựa trên tính chất tuần hoàn của các nguyên tố như đã được ông biểu thị trong bảng, Mendeleev đã dự đoán trước các thuộc tính của tám nguyên tố ngay cả khi chúng chưa được phát hiện.
Tuy nhiên, phải đến khi những dự đoán của Mendeleev về các nguyên tố mới được chứng minh là đúng, các nhà hóa học mới chấp nhận bảng tuần hoàn của ông. Vào thời điểm Mendeleev qua đời, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới được quốc tế công nhận là một trong những công cụ nghiên cứu hóa học quan trọng nhất từng được tạo ra.
Bên cạnh lĩnh vực hóa học, người Nga còn sở hữu rất nhiều phát minh khác tạo ra những bước ngoặt đối với khoa học của nhân loại. Trong đó không thể không kể đến định luật bảo toàn khối lượng của nhà bác học Mikhail Vasilyevich Lomonosov, quy tắc cộng được nhà hóa học Vladimir Vasilevich Markovnikov phát biểu năm 1870 và quy tắc tách của nhà hóa học người Nga Alexander Zaitsev.
Cùng với đó còn có Aleksandr Mikhailovich Butlerov là một trong những người đưa ra thuyết cấu tạo hóa học và là người đầu tiên kết hợp liên kết đôi vào công thức phân tử, cũng như tìm ra formaldehyde và phản ứng formose. Ngoài ra, người Nga còn ghi tên mình trong nhiều lĩnh vực khác như âm nhạc, toán học, văn học,… mà thế giới vẫn đang phải dùng.