VAFI: Sớm đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
(NLĐO)- Theo Phó Chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải, phải nhìn nhận thực tế là các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay đang bộc lộ nhiều điểm yếu so với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cổ phần hóa.
- 29-11-2022'Ông lớn' nhà nước ngành ngân hàng, năng lượng sẽ cổ phần hóa, thoái vốn ra sao?
- 21-02-2022Từng là anh cả của ngành gạo với doanh thu cả tỷ đô, Vinafood 2 đã lỗ 2.000 tỷ sau 4 năm cổ phần hóa
- 25-02-2021Nhập nhèm chuyện đất sau cổ phần hóa, bảo vệ cổ đông mới như thế nào?
Ngày 20-12, Hiệp hội Các nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) đã gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Uỷ ban Quản lý vốn và Tài sản Nhà nước kiến nghị sớm đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
Theo VAFI, trong quá trình cổ phần hóa DNNN được 30 năm, Việt Nam thu được rất nhiều thành công và bài học kinh nghiệm của tiến trình đổi mới DNNN. Đa phần DNNN đã được cổ phần hóa và sau đó được niêm yết trên thị trường chứng khoán; một số DNNN lớn và tập đoàn kinh tế lớn trong lĩnh vực ngân hàng bảo hiểm… đã được cổ phần hóa thành công, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển thị trường chứng khoán.
Theo VAFI, Tập đoàn dầu khí cần sớm cổ phần hoá
Theo Phó Chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải, phải nhìn nhận thực tế là các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay đang bộc lộ nhiều điểm yếu so với các DNNN cổ phần hóa.
Điển hình như lãnh đạo các tập đoàn không xuất phát điểm từ các nhà quản trị tài năng, họ không phải là các lãnh đạo xuất sắc từ các doanh nghiệp thành viên đi lên nên chưa có điểm nổi bật. Bộ máy quản lý tập đoàn chỉ đóng vai trò như một cơ quan quản lý hành chính trung gian.
Những người giỏi không muốn làm việc tại các DNNN và nhiều nhân sự giỏi đã rời bỏ khu vực DNNN vì họ không được trọng dụng như khu vực tư nhân.
Suất đầu tư cao hơn nhiều so với khu vực tư nhân, bộ máy quản lý cồng kềnh dẫn đến giá thành sản xuất dịch vụ rất cao và sức cạnh tranh kém.
Ngoài ra, cổ tức tiền mặt hay lợi nhuận sau thuế trả cho cổ đông nhà nước thấp hơn nhiều so với khu vực các DNNN đã cổ phần hóa. Cơ chế quản lý DNNN cũng rất phức tạp và đang cản trở sự đổi mới của khối DNNN.
Nhiều tập đoàn kinh tế Nhà nước trước kia là những doanh nghiệp lớn nhất trong nền kinh tế thì nay trở thành mờ nhạt và rất nhỏ bé, nhường chỗ cho khu vực kinh tế tư nhân như các tập đoàn xi măng, sắt thép, du lịch…..
VAFI đề xuất Chính phủ, Quốc hội cần có chủ trương, chính sách cổ phần hóa tất cả các tập đoàn kinh tế, các DNNN như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, VNPT, MobiFone, Viettel, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký chứng khoán, các công ty xổ số kiến thiết…. Riêng với cổ phần hóa Tập đoàn EVN có thể có đặc thù nên Chính phủ và Bộ Công Thương cần chỉ đạo EVN làm rõ về mô hình kinh doanh điện tối ưu theo thông lệ quốc tế (về mô hình công ty truyền tải điện, công ty phân phối điện) và sau đó tiến hành cổ phần hóa .
Người Lao động