Vận tải Biển Bắc (Nosco): 6 tháng lỗ thêm 209 tỷ,âm vốn chủ 3.000 tỷ
Quý 2 do khó khăn kéo dài của thị trường vận tải biển, Vận tải Biển Bắc (NOS) tiếp tục lỗ thêm 114 tỷ đồng nâng lỗ lũy kế tính đến 30/6/2016 lên 3.276 tỷ đồng.
CTCP Vận tải Biển Bắc (UPCoM: NOS) đã công bố BCTC hợp nhất quý 2/2016 với mức thua lỗ 209 tỷ đồng.
Theo đó, đạt doanh thu thuần hơn 47,7 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ 2015. Giá vốn hàng bán lên tới 106,6 tỷ đồng khiến NOS lỗ gộp 58,88 tỷ đồng. Nỗ lực cắt giảm mạnh các khoản chi phí trong đó chi phí tài chính giảm 66%, chi phí bán hàng giảm 69% và chi phí QLDN giảm 79% nên mức lỗ ròng của NOS là 114,04 tỷ đồng giảm gần một nửa so với con số 203,25 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Với cả 2 quý kinh doanh thua lỗ, lũy kế 6 tháng đầu năm, NOS đạt tổng doanh thu 83,8 tỷ đồng, giảm gần 20% so với cùng kỳ 2015, LNST âm gần 209 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 300 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía NOS, nguyên nhân dẫn đến kết quả thua lỗ là do sự suy giảm đột ngột và kéo dài của thị trường vận tải biển từ cuối năm 2008 đến nay đã khiến các công ty vận tải biển gặp khó khăn. Giá cước sụt giảm đến 90%, nguồn hàng khan hiếm. Đội tàu rơi vào tình trạng nguồn thu không đủ bù đắp chi phí thiết yếu cho đội tàu như: tiền lương, bảo hiểm, nhiên liệu, vật tư, sửa chữa…Do đội tài của công ty được đầu tư vào thời điểm thị trường vận tải biển đang phát triển nên giá đầu tư cao dẫn đến chi phí khấu hao và chi phí lãi vay cao.
Tính đến thời điểm 30/06/2016, khoản mục lỗ lũy kế của NOS đã ở mức 3.276 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đã âm 3.017 tỷ đồng. Tổng tài sản ngắn hạn chỉ còn 162,6 tỷ đồng trong khi nợ ngắn hạn lên tới 3.271,4 tỷ đồng cao gấp 20 lần tài sản ngắn hạn. Tổng vay nợ tài chính của NOS ở mức gần 3.620 tỷ đồng trong đó vay nợ tài chính ngắn hạn hơn 1.421 tỷ đồng và vay nợ dài hạn gần 2.134 tỷ đồng.
Con số âm “khủng” Vốn chủ sở hữu của Vận Tải Biển Bắc được tích lũy từ suốt năm 2012 đến nay. Công ty này đã lỗ 321 tỷ đồng trong năm 2012, lỗ 958 tỷ đồng trong năm 2013, lỗ 476 tỷ đồng trong năm 2014 và lỗ 578 tỷ đồng trong năm 2015. Năm 2016, Công ty cũng dự kiến lợi nhuận trước thuế ghi âm hơn 447 tỷ đồng.
Trước tình hình tài chính khó khăn của Công ty, tại Đại hội cổ đông diễn ra hồi cuối tháng 5, cổ đông đã chất vấn Ban lãnh đạo về việc Công ty có tính đến việc phá sản không? Và liệu rằng nếu bán hết tất cả 7 tàu còn lại thì có đủ để trả hết nợ vay không? Ông Trịnh Hữu Lương - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của NOS cho biết, nếu theo luật thì NOS đã đáp ứng đủ điều kiện để có thể làm thủ tục phá sản. Tuy nhiên, hiện nay ý kiến từ phía các Ngân hàng chủ nợ đều muốn phối hợp, hỗ trợ để tình hình công ty trở nên tốt lên.
Chủ nợ của Vận tải Biển Bắc hiện nay chủ yếu là các ngân hàng có thể kể đến như: Vietcombank với 144 tỷ đồng nợ dài hạn đến hạn trả và 826 tỷ đồng nợ vay dài hạn, Đông Nam Á với 895 tỷ đồng nợ dài hạn đến hạn trả và 189 tỷ đồng nợ vay dài hạn, Agribank với 180 tỷ đồng nợ vay dài hạn đến hạn trả và 916 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Mỗi chủ nợ này đều đang cho Vận Tải Biển Bắc vay trên dưới 1.000 tỷ đồng.
Được biết hiện cổ đông chính của Vận Tải Biển Bắc là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines - hiện đang nắm giữ 49% cổ phần của công ty này. Tiếp đó là Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Minh nắm giữ gần 10%.
HNX
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: Lỗ quý 2/2016
Xem tất cả >>- Agriseco: Sau soát xét lỗ đội lên gấp 2 lần, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng đạt 303%
- Mạnh tay xử lý tài sản xấu, Hoàng Anh Gia Lai báo lỗ 1.075 tỷ trong nửa đầu năm
- Lộ diện những khoản lỗ "khủng khiếp" nhất quý 2/2016
- TCT Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (PVC): Quý 2 báo lỗ 16 tỷ đồng - Lỗ lớn nhất kể từ khi niêm yết
- Sông Đà 7 báo lỗ 40 tỷ đồng