MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Vắng mợ chợ vẫn đông”: Châu Âu chính thức tìm ra nhà cung cấp nhiên liệu thay thế Nga, nguồn cung dồi dào hàng triệu thùng mỗi ngày

26-05-2023 - 08:24 AM | Thị trường

Châu Âu đang thay thế thành công nguồn cung cấp dầu diesel bị mất của Nga.

“Vắng mợ chợ vẫn đông”: Châu Âu chính thức tìm ra nhà cung cấp nhiên liệu thay thế Nga, nguồn cung dồi dào hàng triệu thùng mỗi ngày - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, Nga là nhà cung cấp dầu diesel hàng đầu cho châu Âu. Kể từ khi lệnh cấm nhập khẩu bằng đường biển bắt đầu vào tháng 2 vừa qua, châu Âu đã phải “chật vật” để thay thế nguồn cung thay cho Nga từ những nguồn khác.

Giờ đây các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã có thể thở phào nhẹ nhõm bởi từ xưa đến nay, Nga chiếm hơn một nửa các lô hàng được gửi đến châu Âu và Vương quốc Anh. Sau khi thực thi lệnh cấm, các quốc gia châu Âu đã lo ngại rằng việc không tìm được nhà cung cấp thay thế sẽ đe dọa đến nguồn nhiên liệu sẵn có được sử dụng trong mọi thứ, từ các ngành công nghiệp đến vận chuyển hàng hóa và vận tải đường bộ.

Tuy nhiên sau khi các lô hàng từ Nga mất đi, việc giao hàng từ các quốc gia khác đã tăng vọt. Số liệu tổng hợp của Bloomberg từ Công ty phân tích vận chuyển Vortexa cho thấy tổng lượng dầu diesel và gasoil (2 loại nhiên liệu khá giống nhau) dự kiến sẽ tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng là khoảng 1,25 triệu thùng/ngày vào tháng 5.

“Vắng mợ chợ vẫn đông”: Châu Âu chính thức tìm ra nhà cung cấp nhiên liệu thay thế Nga, nguồn cung dồi dào hàng triệu thùng mỗi ngày - Ảnh 2.

Các nhà cung cấp đang thay Nga cung cấp nhiên liệu cho châu Âu. Đồ họa: Bloomberg

Những vị cứu tinh của châu Âu không ai khác là Mỹ và Trung Đông. Dòng chảy nhiên liệu từ Saudi Arabia dự kiến cũng sẽ đạt mức cao mới khoảng 324.000 thùng/ngày trong khi hàng hóa từ Mỹ cũng đang thiết lập mức cao nhất kể từ tháng 8/2020.

Các chuyến hàng từ châu Á dự kiến sẽ giảm trong tháng này do dòng chảy từ Trung Quốc và Singapore thấp hơn trong khi hàng hóa loại diesel từ Ấn Độ dự kiến vẫn sẽ tăng.

Trước đó, G7, EU và Australia đã áp đặt giá trần đối với dầu Nga ở mức 60 USD/thùng kể từ ngày 5/12/2022. Cùng với đó, EU và Vương quốc Anh cũng ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển. Đây được xem là 2 biện pháp mạnh tay nhất để hạn chế doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga.

Đến tháng 2/2023, liên minh này tiếp tục áp đặt giá trần ở mức 100 USD/thùng đối với sản phẩm từ dầu thô của Nga như dầu diesel và 45 USD thùng đối với một số sản phẩm khác như dầu nhiên liệu.

Mục tiêu của việc áp trần là hạn chế doanh thu của Nga nhưng vẫn đảm bảo nguồn cung dầu Nga trên thị trường. Tuần trước, Bộ tài chính Mỹ công bố chính sách áp trần đã đạt được cả 2 mục tiêu sau gần 6 tháng thực thi.

Tuy nhiên theo một báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu về Năng lượng và Không khí sạch (CREA), doanh thu dầu mỏ của Nga đã tăng trưởng trở lại trong tháng 3, tháng 4 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.

Như vậy, Moscow vẫn có thể kiếm tiền từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch bất chấp lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) và kế hoạch áp giá trần của G7.

Theo Bloomberg

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên