VCCI sẽ đề xuất 5 nhóm kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp tại hội nghị với Thủ tướng
Phía VCCI cho biết họ sẽ chuyển 200 ý kiến của doanh nghiệp được tập hợp từ đầu năm đến Thủ tướng trong Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp hôm 17/5 sắp tới.
- 09-02-2017Chủ tịch VCCI: “Tinh thần hừng hực trong Chính phủ và một số bộ, ngành nhưng xuống địa phương thì nhiều nơi còn 'lạnh lẽo lắm!”
- 07-02-2017VCCI: Tăng thuế môi trường xăng dầu khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh
- 28-12-2016Chủ tịch VCCI: Cử nhân về quê trồng rau, nuôi lợn.. là tín hiệu mừng
- 11-10-2016Chủ tịch VCCI: “Chúng ta là doanh nhân chứ không phải là trọc phú”
Ngày 17/5 sắp tới, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp nhằm lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng này.
Đây cũng là dịp để sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, đề xuất những giải pháp để thực hiện có hiệu quả hoặc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35.
Qua trao đổi, bà Phạm Thị Thu Hằng – Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, tổng kết Nghị quyết 35 không chỉ nhìn lại Chính phủ đã làm được gì mà cả chính quyền địa phương, các doanh nghiệp đã làm được gì sau một năm.
Trên cơ sở đó, VCCI đang tập hợp các ý kiến của hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan này dự kiến đưa ra 5 nhóm kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Hiện tại, những kiến nghị này vẫn đang được giữ kín.
Đại diện VCCI cho biết hiện các kiến nghị của doanh nghiệp gửi tới Hội nghị theo hai kênh: Văn phòng Chính phủ và VCCI. Sau hội nghị năm 2016, đã có 320 kiến nghị của doanh nghiệp được gửi tới Ban tổ chức, trong đó có 200 kiến nghị đã được giải quyết ngay tại Hội nghị. Từ đầu năm tới nay VCCI và Văn phòng Chính phủ nhận được tổng cộng 400 kiến nghị.
"Với hàng trăm kiến nghị như vậy, VCCI đề xuất phân thành từng nhóm vấn đề lớn để tập trung giải quyết", bà Hằng cho biết.
Tựu chung lại, có 2 nhóm kiến nghị chính mà doanh nghiệp muốn được Chính phủ tháo gỡ là những quy định, văn bản ban hành chồng chéo, bất hợp ký ở các cấp và giải quyết các thủ tục hành chính.
Trên thực tế, trong số những kiến nghị được đưa ra, cũng có một số kiến nghị cũ được lập lại. Lý giải điều này, đại diện VCCI cho biết phần lớn kiến nghị đã được phản hồi, tuy nhiên, một số cái lại được trả lời dưới dạng giải thích.
"Doanh nghiệp mong muốn quy định thông thoáng, chặt chẽ hơn và tạo điều kiện phát triển thay vì nghe giải thích về các quy định từ các Bộ ngành", bà Hằng cho biết. Mặt khác, bà cũng cho rằng doanh nghiệp nêu ra lại là vì họ chưa biết về thông tin đó.
Đại diện VCCI chia sẻ với các kiến nghị là vấn đề trực diện của doanh nghiệp cần phân tích để rõ nguồn gốc của vấn đề. Bởi nếu giải quyết trực tiếp cho doanh nghiệp rất dễ vướng cơ chế xin - cho. Giải quyết gián tiếp vấn đề đó qua sửa văn bản thủ tục lại sợ không tới được doanh nghiệp.
Nhìn lại một năm đưa ra thông điệp Chính phủ kiến tạo, bà Phạm Thị Thu Hằng đánh giá Chính phủ đã có nhiều lỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn cần thời gian để thay đổi cả các cấp chính quyền địa phương, những người trực tiếp thực thi các quy định, thủ tục hành chính.