VCSC: Nỗ lực của Hoa Sen Group (HSG) đang đối mặt với thử thách tạm thời trước dịch virus Corona
Giả định dịch virus Corona sẽ đạt đỉnh trước cuối quý 2/2020 và hoạt động kinh doanh sẽ dần quay về mức bình thường từ quý 3 trở đi, VCSC giảm dự báo tổng sản lượng tôn mạ bán trong năm 2020 còn 1,1 triệu tấn (đi ngang so với năm 2019) so với con số dự báo trước đây là 1,2 triệu tấn (tăng 4% so với năm ngoái).
- 12-02-2020Doanh nghiệp lớn đối phó với Corona: Bách Hoá Xanh vẫn đủ nguồn hàng cung cấp, Hoa Sen không bị ảnh hưởng nhiều vì không phụ thuộc vào Trung Quốc
- 13-01-2020Ông Lê Phước Vũ tiếp tục "ở trên núi", khẳng định những khó khăn hiện tại của Hoa Sen do chính sách thuế của ông Trump, nếu không làm Cà Nà buộc phải quay lại ngành tôn
Dịch virus Corona tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới đang tác động đến kinh tế, giao thương giữa các quốc gia, khu vực; bao gồm cả Việt Nam. Trong đó, với ngành thép dự báo nhu cầu xuất khẩu sẽ giảm trong quý 1/2020, đi cùng hoạt động xây dựng trong nước cũng hạ nhiệt từ đó ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành.
Giả định dịch Corona đạt đỉnh vào quý 2 niên độ tài chính 2020, quý 3 hoạt động kinh doanh sẽ quay về mức bình thường
Trong báo cáo mới nhất về Hoa Sen Group (HSC), Chứng khoản Bản Việt (VCSC) nhận định: "Nỗ lực của HSG đang đối mặt với những thách thức tạm thời đến từ dịch virus corona bùng phát, chúng tôi cho rằng diễn biến này sẽ khiến nhu cầu vật liệu xây dựng chững lại trong thị trường trong nước lẫn xuất khẩu".
Giả định dịch virus corona sẽ đạt đỉnh trước cuối quý 2 năm tài chính 2020 [tức cuối tháng 1 dương lịch] và hoạt động kinh doanh sẽ dần quay về mức bình thường từ quý 3 niên độ tài chính trở đi, VCSC giảm dự báo tổng sản lượng tôn mạ bán trong năm 2020 còn 1,1 triệu tấn (đi ngang so với năm 2019) so với con số dự báo trước đây là 1,2 triệu tấn (tăng 4% so với năm ngoái).
Phía HSG, trước sự lan rộng và rủi ro từ dịch virus Covid-19, trái với quan điểm ngành tôn bị ảnh hưởng nặng nề từ việc thiếu nguyên liệu thép cán nóng (HRC) do phải nhập từ thị trường Trung Quốc, đại diện Công ty cho rằng HSG mua HRC từ thị trường Ấn Độ, Nga và mua từ Formosa, nên không bị phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc và không bị ảnh hưởng gì.
Năm 2020, HSG sẽ lấy lại đà tăng trưởng sản lượng từ thị trường nội địa
Về HSG, ngày 29/11/2019, Tập đoàn đã tập trung cắt giảm chi phí vận hành và giảm sự phụ thuộc vào vốn vay trong năm 2019 bằng việc đánh đổi tăng trưởng sản lượng (sản lượng bán tôn mạ của HSG giảm 13% trong năm 2019 và 2% trong quý 1/2020).
Cùng với đó, VCSC tiếp tục kỳ vọng công ty sẽ tập trung lấy lại đà tăng trưởng sản lượng bán trong giai đoạn từ năm 2020 trở đi, đặc biệt đối với thị trường trong nước. Chiến lược này cũng phản ánh trong doanh số bán quý 1/2020 của HSG với sản lượng tôn mạ bán trong nước tăng 16% trong khi sản lượng xuất khẩu giảm 16%.
Mặc khác, giá HRC giảm từ mức ổn định 520 USD/tấn trong giai đoạn quý 3/2019 – tháng 8/2019 xuống mức thấp 450 USD/tấn trong tháng 11/2019, sau đó phục hồi về mức 500 USD/tấn vào cuối tháng 1/2020. Mức giảm trong quý 1/2020 tạo ra cơ hội tích lũy HRC với chi phí thấp cho các nhà sản xuất tôn mạ, bao gồm HSG, điều này được phản ánh trong việc biên lợi nhuận gộp quý 1/2020 của HSG tăng đạt 14,5% (mức cao nhất tính theo quý từ năm 2018 đến nay).
Niên độ 2019-2020, dự báo ngành thép tiếp tục biến động khó lường, HSG đặt mục tiêu sản lượng tiêu thụ đạt 1,5 triệu tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu thuần giảm về 28.000 tỷ đồng. Ngược lại, lên kế hoạch tiếp tục tái cấu trúc, giảm áp lực nợ… khiến HSG kỳ vọng nâng cao biên lợi nhuận, LNST dự kiến thu về 400 tỷ đồng, tăng 11% so với niên độ 2018-2019.
Kết thúc quý 1 niên độ 2019-2020, HSG ghi nhận doanh thu 6.585 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Giá vốn giảm mạnh đẩy lợi nhuận gộp trong kỳ tăng 57% lên 953 tỷ. Các chi phí được tiết giảm, kết quả LNST hợp nhất của HSG quý đầu niên độ tăng gần gấp đôi cùng kỳ lên 181 tỷ đồng.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến từng phân khúc BĐS như thế nào?
- Dịch Covid-19 là cơ hội để mua bất động sản giá rẻ
- Đại diện CGV: "Đóng cửa rạp giống như sập nguồn hoàn toàn"
- 4 áp lực ập đến và đề xuất bất ngờ “cứu” thị trường BĐS thời dịch bệnh Covid-19
- Giám đốc Khối vận hành Golden Gate Group tiết lộ chiến lược thích nghi và việc giải quyết vấn đề lao động thời Covid-19