MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VDSC: Nếu khả năng chịu đựng rủi ro cao, NĐT vẫn có thể "ngược xu thế" với cổ phiếu bất động sản khi giá đã được chiết khấu mạnh

VDSC: Nếu khả năng chịu đựng rủi ro cao, NĐT vẫn có thể "ngược xu thế" với cổ phiếu bất động sản khi giá đã được chiết khấu mạnh

VDSC khuyến nghị nhà đầu tư nên tập trung vào những nhóm ngành có KQKD quý 2 kỳ vọng tích cực như thủy sản (VHC, ANV), nhiệt điện khí (NT2), công nghệ (FPT), và ngân hàng (TCB, MBB, ACB, VCB, CTG); hoặc các doanh nghiệp BĐS có nhiều dự án sẵn sàng để mở bán (NLG, KDH, HDG)

Trong báo cáo mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết thị trường đã đi ngược lại với kỳ vọng trong tháng 4 của công ty, bất chấp kết quả kinh doanh quý 1/2022 khởi sắc, thông tin từ các cuộc họp ĐHCĐ năm 2022 của các doanh nghiệp niêm yết cũng như số liệu vĩ mô khả quan được tung ra.

Cụ thể, tính tới ngày 4/5/2022 đã có gần 600 trên tổng số 771 doanh nghiệp niêm yết thuộc 2 sàn HSX và HOSE công bố kết quả kinh doanh quý 1. Mức tăng trưởng LNST ghi nhận khá tốt so với cùng kỳ là 33%. VDSC nhận thấy có hơn 56% tổng số DN công bố kết quả có kết quả tăng trưởng dương so với cùng kỳ về LNST. Trong đó, lượng doanh nghiệp có LNST âm chiếm khoảng 9%, cải thiện nhẹ so với tỷ lệ 11% của cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, có khoảng 6% doanh nghiệp có lợi nhuận âm trong quý 1 năm trước đã kinh doanh có lời trong cùng kỳ năm nay.

"58 doanh nghiệp trong danh mục theo dõi của chúng tôi có ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng tổng LNST 30% so với cùng kỳ", VDSC cho hay.

VDSC: Nếu khả năng chịu đựng rủi ro cao, NĐT vẫn có thể ngược xu thế với cổ phiếu bất động sản khi giá đã được chiết khấu mạnh - Ảnh 1.

Báo cáo chỉ ra rằng, nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận nhịp điều chỉnh vừa qua tới từ những yếu tố nội tại (tâm lý đầu tư kém tích cực khi hàng loạt các vụ bắt giữ diễn ra khi Chính phủ kiểm soát chặt chẽ thị trường tài chính) trong bối cảnh rủi ro vĩ mô từ bên ngoài đang ngày càng leo thang. 

Theo đó, áp lực lên lạm phát trên thế giới trong thời gian tới vẫn còn rất lớn gắn với tình trạng giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng trên toàn cầu do gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng giữa Nga- Ukraine kéo dài và Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách “zero covid và giãn cách xã hội nghiêm ngặt.

Mặt khác, cầu tiêu dùng đang có xu hướng hồi phục hậu giãn cách. Điều này đã dẫn tới kỳ vọng rằng các thị trường phát triển sẽ thực hiện động thái thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh và mạnh hơn so với các dự báo trước đó, từ đây làm tăng áp lực của các tác động tiêu cực lên tâm lý đầu tư toàn cầu. Kết quả là, mức định giá P/E của VN-Index đã xuống trượt thấp nhất kể từ tháng 9/2020 là 15,1 lần trong khi định giá P/E 2022 hiện tại chỉ là 13 lần.

VDSC: Nếu khả năng chịu đựng rủi ro cao, NĐT vẫn có thể ngược xu thế với cổ phiếu bất động sản khi giá đã được chiết khấu mạnh - Ảnh 2.

Đưa ra khuyến nghị cho nhà đầu tư, trong bối cảnh thị trường được cho sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực từ những rủi ro, VDSC vẫn tin rằng những yếu tố này sẽ không ảnh hưởng đáng kể tới triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay khi các số liệu vĩ mô vững chắc vẫn đang củng cố cho quá trình phục hồi của nền kinh tế và nhiều khả năng lạm phát cả năm vẫn trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, việc Trung Quốc đang có những động thái nới lỏng giãn cách tại Thượng Hải, và quyết định tăng lãi suất của FED có thể giúp giải tỏa phần nào áp lực lên tâm lý đầu tư. 

Việc theo dõi các yếu tố này cùng với những tác động của chúng lên chuỗi cung ứng toàn cầu và khả năng kiềm chế lạm phát trên thế giới là khá quan trọng trong thời gian sắp tới, giúp nhà đầu tư có các đánh giá rõ ràng hơn về những triển vọng của những rủi ro mang tính hệ thống này.

Theo VDSC, nếu như giai đoạn 2020-2021 thị trường tăng trên diện rộng nhờ dòng tiền "dễ dãi", thì trong giai đoạn sắp tới dòng tiền sẽ sự phân hóa rất mạnh giữa các nhóm ngành và cổ phiếu trong bối cảnh tâm lý ngại rủi ro nói chung của thị trường. 

Đặc biệt, VDSC kỳ vọng rằng đà tăng giá chỉ thực sự bền vững ở những cổ phiếu câu chuyện lợi nhuận tăng trưởng tích cực, hoặc phát hành tăng vốn,... trong những quý tới. Mặt khác, các thống kê về kết quả kinh doanh quý 1 cũng cho thấy những cổ phiếu có diễn biến giá mạnh hơn trong khi thị trường chung sụt giảm mạnh trong tháng 4 đều được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng tích cực về doanh thu và lợi nhuận; nhóm cổ phiếu ngành thủy sản, kho vận, công nghệ, bán lẻ là một số điển hình. Những xu hướng trên đây sẽ tiếp tục chi phối sự vận động của thị trường chứng khoán trong năm 2022.

NĐT nên lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng tốt; có thể dùng chiến lược "ngược xu thế" nếu khả năng chịu đựng rủi ro cao

Thời điểm này, VDSC khuyến nghị nhà đầu tư nên tập trung vào những nhóm ngành có KQKD quý 2 kỳ vọng tích cực như thủy sản (VHC, ANV), nhiệt điện khí (NT2), công nghệ (FPT), và ngân hàng (TCB, MBB, ACB, VCB, CTG). 

Song song với đó, chiến lược đầu tư "ngược xu thế" dành cho những nhà đầu tư giá trị với khả năng chịu đựng rủi ro cao và khung thời gian đầu tư dài vẫn có thể áp dụng được đối với những cổ phiếu thuộc nhóm ngành BĐS khi mặt bằng định giá của nhóm này hiện tại đã được chiết khấu khá nhiều. Các doanh nghiệp BĐS có nhiều dự án sẵn sàng để mở bán (NLG, KDH, HDG) có thể là những sựa lựa chọn đầu tư không tồi trong giai đoạn hiện tại. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, việc thận trọng hơn với các cổ phiếu có liên quan tới nhóm NVL cơ bản đã tăng mạnh trong thời gian gần đây là điều cần thiết.

https://cafef.vn/vdsc-neu-kha-nang-chiu-dung-rui-ro-cao-ndt-van-co-the-nguoc-xu-the-voi-co-phieu-bat-dong-san-khi-gia-da-duoc-chiet-khau-manh-20220506000650811.chn

Phương Linh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên