Siết trái phiếu doanh nghiệp sẽ khiến áp lực vay vốn dồn sang hệ thống ngân hàng, đẩy tăng trưởng tín dụng cao hơn?
Theo VDSC, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến hết tháng 4/2022 ước tăng trên 16% so với cùng kỳ, cao hơn 2 điểm % so với mục tiêu tăng trưởng cả năm là 14%.
- 24-04-2022Lãi suất liên ngân hàng liên tiếp giảm sâu
- 21-04-2022Lãi suất huy động liên tục tăng mạnh, lo khó giữ mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp
- 20-04-2022VCBS: Áp lực lạm phát có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng thêm 1%
Trong báo cáo mới phát hành, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 2/2022 đạt xấp xỉ 2,7% so với đầu năm, chỉ tăng nhẹ so với mức tăng 2,5% của tháng 1/2022. Như vậy, tăng trưởng tín dụng tháng 2 không thay đổi nhiều so với tháng trước, phù hợp với quy luật nhiều năm khi nhu cầu vay vốn chững lại trong giai đoạn Tết Nguyên Đán.
Tuy nhiên, tín dụng đã tăng tốc đáng kể trong tháng 3 và tháng 4, theo ước tính của NHNN, đến hết tháng 3/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 5,0% và tính đến 19/4 ước đạt 6,4%. Song song với diễn biến trên, dư nợ tín dụng của riêng TP.HCM tính đến cuối tháng 4/2022 đạt 3 triệu tỷ đồng (tương đương 27% dư nợ toàn hệ thống), ghi nhận mức tăng trưởng khá cao khoảng 7% so với đầu năm.
Như vậy, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến hết tháng 4/2022 ước tăng trên 16% so với cùng kỳ, cao hơn 2 điểm % so với mục tiêu tăng trưởng cả năm là 14%. Tuy nhiên, mới đây NHNN cũng cho biết sẽ có thể điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng tùy vào tình hình thực tế.
Theo VDSC, mặc dù hoạt động cho vay các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản đang bị siết lại, nhưng hiệu ứng từ việc siết phát hành trái phiếu doanh nghiệp gần đây sẽ khiến áp lực vay vốn dồn sang hệ thống ngân hàng đẩy tăng trưởng tín dụng cao hơn trong năm nay.