Về nhà đi ba mẹ đang chờ cơm kìa
Người sống trên đời không ai thoát khỏi 4 chữ “ Sinh Lão Bệnh Tử”. Đặc biệt là cha mẹ. Ở cái tuổi xế chiều, chẳng ai biết khoảng thời gian còn lại của họ bao nhiêu.
Ngày còn thơ bé, con như chú chim non được bảo bọc trong mái ấm gia đình. Lúc bấy giờ, cha mẹ trong mắt con là cả bầu trời. Nhưng khi trưởng thành, bước ra thế giới rộng lớn, khoảng trời ấy thu hẹp dần. Con vội chạy theo vòng đua của danh vọng và tiền bạc, khoảng cách với cha mẹ ngày càng xa, dần chẳng thể thấu hiểu thế giới nội tâm của nhau.
Trước đây tôi thường thắc mắc, tại sao người lớn tuổi lại thích con cháu quây quần để trò chuyện khi cần. Họ không cảm thấy điều này vô nghĩa sao? Chúng tôi đã lớn, có cuộc sống và công việc của riêng mình, biết bao đối tác, cơ hội thăng tiến đang chờ ngoài kia. Ngày nào cũng nhắn tin, gọi điện về nhà ăn cơm đôi khi lại làm tôi cảm thấy khó chịu và lâu ngày trở thành… chán ghét!
Nếu không có biến cố xảy ra, có lẽ đến giờ tôi vẫn chưa thể hiểu nỗi lòng của mẹ mà vẫn sẽ chạy theo những thứ vật chất, đến khi quay đầu lại hối hận đã muộn. May thay, ông trời còn cho tôi một con đường để sửa sai, còn có cơ hội báo hiếu.
Cha mất sớm, mẹ nén nỗi đau nuôi tôi nên người. Giữa cái đất Sài Gòn phồn hoa, một người phụ nữ phải kiên cường để lo cho con học hành thành tài. Vì vậy, từ nhỏ tôi tự nhủ với mình là sau này lớn lên phải kiếm thật nhiều tiền để mẹ có cuộc sống hạnh phúc nửa đời còn lại.
Tốt nghiệp, tôi may mắn kiếm được việc làm trong một công ty lớn. Với cái tuổi thanh xuân đầy nhiệt huyết và bao sự cám dỗ trên đường đời, tôi lao mình vào công việc như thiêu thân vào biển lửa. Những khi mẹ nhắn tin, gọi điện bảo về ăn cơm, tôi chỉ “dạ, vâng” rồi cho qua hoặc “hôm nay, con bận lắm mẹ tự ăn nhé”, nào biết mỗi lần như vậy mắt mẹ lại đượm buồn.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn, mẹ vẫn ngày ngày chờ con về ăn cơm. Áp lực công việc khiến tôi cảm thấy sự quan tâm này trở thành gánh nặng. Một ngày, khi mệt mỏi đã đến cùng cực, tôi chỉ muốn quay về nhà để được ngồi bên mẹ. Và đó cũng là lúc tôi nhận được tin sét đánh, hàng xóm gọi báo tôi “mẹ mày bị đột quỵ kìa, mau đến bệnh viện”. Tôi sợ hãi phóng xe tới bệnh viện. Đứng trước phòng cấp cứu, trong tâm trí chỉ có suy nghĩ “Mẹ ơi xin đừng bỏ con”. Đến khi bác sĩ báo mẹ qua cơn nguy hiểm tôi mới dám thở phào.
Nhìn mẹ nằm trên giường bệnh với gương mặt xanh xao. Tôi mới phát hiện, mình đã quá sai lầm. Tiền bạc nhiều đến mấy, sự nghiệp thành công cỡ nào, không có mẹ thì đâu còn ý nghĩa gì.
Nhiều người vì cuộc sống cơm áo gạo tiền khắc nghiệt mà mắng nhiếc, làm tổn thương cha mẹ bằng những lời nói cay nghiệt hay bởi những đòn roi. Nhan nhản trên các mặt báo và mạng xã hội hình ảnh những nghịch tử bạo hành mẹ cha ngày càng nhiều hơn. Trước đây tôi luôn phê phán những người này, nào biết rằng chính mình cũng là kẻ bất hiếu.
Mẹ đã mất đi bạn đồng hành, cuộc đời còn lại chỉ có thể nhờ con. Vậy mà tôi lại lạnh nhạt, không phải gây ra những vết thương thể xác mới là bất hiếu, mà làm bất cứ điều gì khiến cha mẹ buồn cũng là tội “trời không dung, đất không tha”.
Bữa cơm gia đình không đơn thuần là một bữa ăn. Mặc dù chỉ là những món ăn đơn giản, không cao sang, nhưng đây là khoảng thời gian ấm áp và hạnh phúc nhất. Ông bà, cha mẹ có thể gặp mặt con cháu, nghe chúng tâm sự niềm vui nỗi buồn. Con cháu thấu hiểu người lớn tuổi để yêu thương.
Đã bao lâu bạn chưa về thăm cha mẹ? Đã bao lâu bạn chưa có bữa cơm gia đình? Hãy quan tâm, thấu hiểu và yêu thươn cha mẹ khi còn có thể. Đừng đợi khi sự nghiệp thành công mới báo hiếu, vì chẳng ai biết cha mẹ còn đủ sức đợi con về nhà ăn cơm không. Lúc đấy quay đầu lại hối hận cũng đã muộn màng.
Box thông tin: “Với bề mặt mềm mại, vách chống tràn hiệu quả và màn đáy thoáng khí, Tã người lớn Kyhope giúp mang lại cảm giác thoải mái, thoáng mát, vệ sinh, không gậy dị ứng và viêm da.
Chọn lựa Tã giấy người lớn Kyhope là giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất để chăm sóc người thân yêu của bạn. Tìm hiểu thêm thông tin tại đây.