“Về rừng”: Để thấy mình nhỏ bé
Các thành tựu khoa học khiến ta thấy mình lớn lao, nhưng sự bao dung của thiên nhiên và lòng tốt của con người khiến ta thấy mình thật nhỏ bé.
100 năm trước, ta dùng chiếc máy tính to bằng cả căn phòng, vậy mà bây giờ, một chiếc máy nhỏ gọn có thể được dùng để xem phim, chỉnh sửa ảnh, chủ trì cuộc họp với những con người cách xa nửa vòng trái đất… Con người luôn nghĩ mình lớn lên theo khoa học. Nhưng đôi khi, vì đề cao thành tựu vật chất mà ta quên đi điều gì mới thực sự lớn lao, quên đi rằng ta nhỏ bé thế nào trước sự "cho đi" của tự nhiên và của mọi người.
Nhỏ bé trong lòng Mẹ Thiên Nhiên
Thiên nhiên như người Mẹ bao dung luôn sẵn lòng chăm sóc, vỗ về những đứa con thơ. Dẫu bao lần tổn thương, rừng vẫn cho con người không khí sạch, cho sản vật, cho bóng mát, cho hoa trái ngọt lành…
Thời ta chiến đấu, rừng cũng chiến đấu, cũng "giữ đất quê hương". Thời hòa bình, rừng trở thành nơi có tiềm năng phát triển kinh tế, cũng là nơi có cảnh đẹp làm say lòng bất cứ người bạn quốc tế nào đến thăm Việt Nam..
Trước những món quà quá đỗi lớn lao ấy, những gì con người đã làm được bé nhỏ đến nhường nào. Con người chỉ muốn công nhận chính mình, nhưng rừng thì bao dung được vạn vật mà không hề phân biệt, thiên vị bất cứ sinh thể nào.
Nhỏ bé trước những tấm lòng biết hy sinh
Thứ làm nên những con người phi thường không chỉ là việc họ giàu có, nổi tiếng, xinh đẹp ra sao… Họ lớn lao vì họ đã lặng thầm cống hiến những giá trị bền vững cho đời và cho người.
Nếu một lần gặp gỡ những cán bộ kiểm lâm và bảo tồn tại Vườn quốc gia Cúc Phương, chắc hẳn không ai quên được bóng lưng chăm chỉ và cần mẫn của họ dưới tán rừng. Đôi tay thoăn thoắt bó từng bó lá, xay từng chút thức ăn cho các cá thể động vật đang được cứu hộ tại đây. Họ dành hết lòng yêu thiên nhiên nơi rừng già, nhưng rất ít người biết đến. Đối với họ, lời khen đáng yêu nhất là tiếng rì rào của những tán cây khỏe mạnh, là tiếng tươi vui của chim thú trong rừng.
Trước những tấm lòng vàng ấy, ta thấy mình nhỏ bé hơn rất nhiều.
Ngày 2-4-2022, Menard Việt Nam ký kết hợp tác với Vườn quốc gia Cúc Phương trong công tác cứu hộ, bảo tồn đa dạng sinh học.
Nhỏ bé để trưởng thành
Ý thức được mình nhỏ bé có nghĩa là ta đã sẵn sàng học hỏi, dấn thân để trưởng thành hơn. Bởi lẽ, trưởng thành không phải là một điểm đến cố định mà là cả một quá trình dài không ngừng.
Muốn trở nên lớn lao, ta phải học hỏi từ những điều lớn lao. Muốn học hỏi từ những điều lớn lao, ta phải học cách đối thoại để nối kết nhiều hơn với mọi người, mọi vật.
Đại diện Menard Việt Nam – bà Lê Thanh Hương – thực hiện tái thả một cá thể gà lôi về với tự nhiên dưới sự hướng dẫn của cán bộ bảo tồn.
Menard Việt Nam lựa chọn đối thoại với rừng để nối kết, để thấu hiểu và tri ân. Thông qua nhiều hoạt động vì thiên nhiên, chúng tôi biết rằng để hiểu về rừng, ta không chỉ cần phải học hỏi kiến thức mà còn phải biết lắng lòng để cảm nhận nhiều hơn. Trên hành trình Rừng Việt Nam, từ Vị Xuyên (Hà Giang) đến Tà Kóu (Bình Thuận), mỗi cánh rừng đều có một câu chuyện rất khác – câu chuyện về lịch sử, văn hóa, địa chất địa tầng, về con người được sinh ra cùng rừng.
Khi trở về với rừng già Cúc Phương, Menard Việt Nam nghe được câu chuyện về những cán bộ làm bảo tồn rừng, về các cá thể động vật cần được cứu hộ và che chở. Trong giải chạy marathon Cuc Phuong Jungle Paths băng qua lõi rừng Cúc Phương, Menard Việt Nam được nghe tiếng lá rì rào, nghe tiếng trùng rả rích, chúng tôi mới thấu hiểu được sự lớn lao của những gì rừng đang nuôi dưỡng, chở che.
Cuộc hành trình bảo vệ và tri ân thiên nhiên của Menard sẽ không chỉ dừng lại ở những cánh rừng chúng tôi đã trồng trong quá khứ mà sẽ kéo dài đến nhiều hoạt động thiết thực, đa dạng hơn nữa ở tương lai. Dù thế nào, Menard sẽ luôn kiên định với mục tiêu mà mình đã đề ra, đồng thời cố gắng lan tỏa những giá trị sống đẹp ấy đến thật rộng rãi trong cộng đồng.