MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

10 năm thực hiện QĐ 178, Phú Quốc thành huyện “giàu nhất” Kiên Giang

Năm 2005, Phú Quốc là huyện có tổng thu NSNN xếp thứ 6/14 của tỉnh Kiên Giang, nhưng đến năm 2011 Phú Quốc vươn lên dẫn đầu về đóng góp NSNN của tỉnh này.

Tuần trước, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là đô thị loại II. Đây được đánh giá là bước quan trọng tiến tới thành lập đặc khu hành chính – kinh tế trực thuộc Trung ương; đáp ứng vai trò, vị thế và phát huy tiềm năng lợi thế của Phú Quốc trong mối quan hệ vùng của quốc gia và quốc tế.

Việc Phú Quốc được công nhận là Đô thị loại II cũng phản ánh kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 trong quyết định 178/2004/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 10/2004.

Phú Quốc sau gần 10 năm thực hiện quyết định 178 – huyện “giàu nhất” của Kiên Giang

Quyết định 178 được xem là mốc khởi điểm quan trọng của Phú Quốc tạo tiền đề cho huyện đảo lớn nhất Việt Nam này trở thành thành Trung tâm du lịch và du lịch sinh thái biển phát triển ở trình độ cao. Sau gần 10 thực hiện quyết định 178, Phú Quốc đã đạt được nhiều kết quả, cụ thể:

Theo báo cáo của tỉnh Kiên Giang, sau gần 10 năm thực hiện quyết định 178, tăng trưởng GDP của Phú Quốc duy trì ở mức cao, bình quân giai đoạn 2004 – 2013 đạt hơn 22%/năm. Năm 2012 GDP tăng 4,91 lần so với năm 2004;

Lượng khách du lịch bình quân hàng năm tăng 13%/năm. 10 tháng đầu năm 2013, Phú Quốc có 367.616 lượt khách đến tham quan du lịch, đạt 96,84% kế hoạch năm; trong đó có 72.376 lượt khách quốc tế.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 70,3 triệu đồng/năm, gấp 8,1 lần so với năm 2004; Đời sống người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo từ 14% năm 2004 giảm còn dưới 2% năm 2013. Hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu đã và đang được đầu tư, hoàn thiện đưa vào khai thác sử dụng như: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới, hệ thống giao thông đường bộ và một số dự án hạ tầng khác.  

Phú Quốc cũng đã cố gắng trong cải cách thủ tục hành chính, khi tỷ lệ hồ sơ giải quyết thông qua Văn phòng UBND huyện đúng hẹn đến 93%.

Một số chỉ tiêu KT-XH 5 tháng đầu năm 2014:

Chỉ tiêu

5 tháng 2014

% tăng trưởng

%Kế hoạch năm

Doanh thu TM- DV- DL

7.835 tỷ đồng

+33,25%

52,23%

Doanh thu bán lẻ

1.722 tỷ đồng

+20,42%


Lượt khách du lịch

220.339 lượt

+32,18%

41,5%

Giá trị SXCN –TTCN

590 tỷ đồng

+47,57%

38,19%

Khai thác, nuôi trồng TS

306,4 tỷ đồng

+16,96%

51,14%

Tổng thu NS

242,9 tỷ đồng

+94,86%

25,2%

Chi NS

190,7 tỷ đồng

+4,13%

20,52%

Trong đó Chi đầu tư

87,9 tỷ đồng

+7,19%

12,96%


Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội có thể lượng hóa cụ thể là số thu NSNN. Thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 36%, năm 2012 đạt 681 tỷ đồng – tương đương thu ngân sách của một số đô thị loại I Việt Nam. 10 tháng đầu năm 2013, thu NSNN đạt hơn 629 tỷ đồng. Năm 2014, huyện Phú Quốc dự toán tổng thu NSNN trên địa bàn huyện đạt 1.139,2 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách được hưởng theo phân cấp hơn 814 tỷ đồng.

Đến nay thu NSNN được hưởng theo phân cấp có khả năng tài trợ các khoản chi trong huyện, bao gồm cả chi đầu tư (như năm 2011, tổng thu NSNN huyện được hưởng theo phân cấp là 389 tỷ đồng, tổng chi NS huyện theo phân cấp là 380 tỷ đồng. Chi đầu tư chiếm tỷ trọng ưu thế trong tổng chi huyện. Phú Quốc hiện là huyện đóng góp lớn nhất vào NSNN tỉnh Kiên Giang.  

Nhưng vẫn chưa phát huy được nhiều các tiềm năng, lợi thế

Tháng 5/2013, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế Phú Quốc, Kiên Giang. Là huyện đảo lớn nhất Việt Nam, có diện tích tương đương Singapore, điều kiện khí hậu ôn hòa, có đồng bằng, rừng núi, sông, hồ, bãi biển, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Tuy nhiên, theo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đến nay Phú Quốc vẫn chưa phát huy được nhiều các tiềm năng, lợi thế của mình.

Với tốc độ tăng khách du lịch bình quân 13%, trên thực tế có thể cao hơn, nhưng hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà hàng... ở Phú Quốc được đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu.

Sau 10 năm định hướng phát triển thành trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực, tình trạng mua bán lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, xây dựng không phép, sai phép vẫn xảy ra ở Phú Quốc; Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo.

Tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng tại các dự án và các tuyến đường giao thông trọng điểm còn chậm.

Công tác quy hoạch và quản lý đầu tư còn nhiều bất cập, trình tự thủ tục đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa thu hút được các nhà đầu tư có tiềm năng mạnh trong và ngoài nước.

Tháng 12/2013, Thủ tướng quyết định số 80/2013/QĐ-TTg ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc. Đến tháng 9/2014, Phú Quốc được công nhận là đô thị loại II. Với các quyết định trên, Phú Quốc mở rộng cửa hơn nữa đối với nhà đầu tư và khách du lịch quốc tế; đồng thời bước vào giai đoạn đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng từ NSNN và đô thị.

Thanh Giang

quynhnn

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên