MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 tháng nhập siêu 3 tỷ USD: Mừng hay lo?

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế ANZ, thâm hụt thương mại của Việt Nam không phải là điều đáng lo. Ngược lại, đây có thể là cơ hội tốt đối với nền kinh tế Việt Nam.

Trong báo cáo về triển vọng kinh tế Việt Nam mới được công bố, ngân hàng ANZ cho rằng, việc cán cân thương mại của Việt Nam năm 2015 và 2016 thâm hụt là điều khó tránh khỏi.

Theo đó, trong 4 tháng đầu năm 2015, cán cân thương mại của Việt Nam liên tục thâm hụt  do tăng trưởng nhập khẩu luôn cao gấp đôi tăng trưởng xuất khẩu, mức chênh lệch cao chưa từng thấy kể từ năm 2010 đến nay.

Tuy nhiên, theo đánh  giá của các chuyên gia kinh tế ANZ, thâm hụt thương mại của Việt Nam không phải là điều đáng lo. Ngược lại, đây có thể là cơ hội tốt đối với nền kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, máy móc, thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong 4 tháng qua.

Thứ hai, tỷ trọng nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vượt xa so với tỷ trọng nhập khẩu của khu vực trong nước; điều này cho thấy nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn là chủ yếu.

Thứ ba, chỉ số PMI ngành sản xuất đạt mức tăng cao nhất 4 năm, số đơn hàng mới và việc làm đều gia tăng.

Thứ tư, vốn FDI giải ngân tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ; đạt 4,2 tỷ USD.

Sau 3 năm liên tiếp xuất siêu, Việt Nam bắt đầu nhập siêu trở lại (Nguồn: ANZ).

Sau 3 năm liên tiếp xuất siêu, Việt Nam bắt đầu nhập siêu trở lại (Nguồn: ANZ).

Theo ANZ, một nền kinh tế không có lợi thế trong sản xuất các mặt hàng tư liệu sản xuất như máy móc và thiết bị thì nhập khẩu là điều đương nhiên. Điều này làm tăng kim ngạch nhập khẩu trong nền kinh tế, nhưng ngược lại sẽ gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế trong dài hạn.

Do vậy, bản chất của thâm hụt thương mại của Việt Nam trong 2 năm tới khác với nhập siêu hàng tiêu dùng trầm trọng giai đoạn 2008 – 2010.

Trên cơ sở đó, ANZ cũng dự báo, thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ dần thu hẹp lại. Nhập khẩu tăng cao do nhu cầu phục vụ sản xuất của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi hoạt động của khối này đi vào ổn định, thặng dư sẽ quay trở lại.

Đồng thời, các chuyên gia ANZ cũng cho rằng, thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam trong năm 2015 sẽ chiếm khoảng 0,5% GDP và lên tới 1% GDP vào năm 2016.

>>>Ước nhập siêu 3 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Nguyệt Quế

Trịnh Hường

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên