MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Biểu giá điện lũy tiến: Ngành điện “ăn đậm” trên lưng người dân?

Sản lượng điện sử dụng sinh hoạt tăng từ 12 - 19% so với cùng kỳ được Bộ Công Thương lý giải là nguyên nhân khiến cho hóa đơn tiền điện tăng cao trong các tháng vừa qua. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng biểu tính lũy tiến giá điện với mức cao nhất lên tới 2.500 đồng/kWh đang “đè nặng” lên vai của người dân.

Trong một báo cáo mới đây về hệ thống điện và những vấn vấn đề mà dư luận quan tâm liên quan đến ngành điện, Bộ Công Thương cho rằng tình hình thời tiết rơi vào thời kỳ nắng nóng, khô hạn bất thường, nên tốc độ tăng trưởng phụ tải của toàn hệ thống điện đạt ở mức cao.

Chát”: Dùng nhiều, trả nhiều

Cụ thể, trong tháng 3 tốc độ tăng trưởng phụ tải tổng sản lượng điện năm 2014 so với cùng kỳ là 8,4%; tháng 4 là 10,6%; tháng 5 là 11,83%; tháng 6 là 11,56%. Riêng phụ tải sinh hoạt, mức độ tăng khá mạnh như: tháng 3: 19%; tháng 4: 10%; tháng 5: 12,7%; tháng 6: 12,19%.

Bộ chủ quản cũng đưa ra con số thống kê sản lượng điện sinh hoạt trong các năm từ 2011-2015 để chứng minh, tháng 5 và tháng 6 sản lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt luôn tăng cao hơn các tháng còn lại. Bộ này cho rằng, đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nhu cầu điện sử dụng trong các tháng nắng nóng cao hơn so với các tháng đầu năm.

Dẫn chứng, trong năm 2014 – 2015, sản lượng điện sinh hoạt bậc thang tháng 4 so với tháng 3 là 18,9% và 10,6%; tháng 5 so với tháng 3 là 23,8% và 17,7%; tháng 6 so với tháng 3 là 44,4% và 36,7%. Đặc biệt tại Hà Nội, những ngày cao điểm nhất của nắng nóng lại trùng với kỳ ghi chỉ số hóa đơn tiền điện, từ ngày 5 – 25 hàng tháng, nên Bộ Công Thương cho rằng nhiều trường hợp, sản lượng điện tăng từ 1,5 đến 3 lần, dẫn đến tiền điện phải trả tăng đột biến.

Cũng theo Bộ này, để đảm bảo tính minh bạch trong việc ghi chỉ số công tơ điện, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội đang triển khai hình thức ghi chỉ số bằng máy tính bảng và bộ thiết bị ghi chỉ số. Dự kiến trong kỳ tháng 7 tới, số lượng khách hàng được áp dụng biện pháp ghi chỉ số công tơ này là trên 1 triệu, chiếm tỉ lệ trên 40%.

Việc dùng nhiều phải trả nhiều nghe có vẻ hợp lý, song với một nền kinh tế thị trường thì sự hợp lý này lại đang là nghịch lý. Nhiều chuyên gia cho rằng, sự nghịch lý này lại chỉ “hợp” và tồn tại trong ngành điện, một ngành vốn lâu nay độc quyền, luôn bị cho là thiếu minh bạch trong kinh doanh. Theo phân tích của TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, điện là ngành độc quyền, hiệu quả kinh doanh kém và luôn phải chịu sức ép về nguồn vốn để triển khai các dự án điện.

Cần tính giá mềm hơn!

Nguồn cung điện có hạn trong khi nguồn cầu chưa đáp ứng được, nếu dùng nhiều và không tiết kiệm thì có thể dẫn đến nguy cơ mất cân đối cung cầu điện. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho Bộ chủ quản và ngành điện đưa ra biểu tính lũy tiến, tức là càng dùng nhiều càng phải trả nhiều, để người dân tăng cường việc sử dụng tiết kiệm điện.

Lý giải về việc áp dụng biểu tính giá này, Bộ Công Thương cũng cho rằng mục đích là để khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện. Bộ này còn dẫn chứng, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… hay các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào… cũng áp dụng giá điện theo các bậc tăng dần. TS. Long cho rằng cách so sánh nào là “khập khiễng” khi các nước trên có trình độ phát triển, thu nhập cao hơn so với Việt Nam.

Các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm Bộ Công Thương và ngành điện rằng, trong lúc nguồn cung điện hạn chế thì việc áp biểu tính giá điện bậc thang theo hướng càng sử dụng nhiều càng phải trả nhiều là hợp lý. Song cần nhớ rằng từ ngày 16/3 khi Bộ Công Thương chính thức điều chỉnh tăng giá điện thêm 7,5%, thì Bộ này cũng áp dụng biểu tính giá mới với mức trung bình, chắc hẳn phải “vượt” xa mức 7,5%. Vấn đề là, các mức bậc thang lũy tiến mà Bộ này đưa ra liệu có hợp lý với sức chịu đựng của người dân hay không?

Phân tích kỹ hơn về biểu tính giá điện mới, mức sử dụng điện cao nhất lên tới 2.735 đồng/kWh cho cấp điện áp dưới 6 kV; 2.637 đồng/kWh cho cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22 kV; 2.556 đồng/kWh cho cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV và từ 110 kV trở lên có cấp điện áp cao nhất là 2.459 đồng.

Điểm đáng chú ý là Bộ Công Thương và ngành điện áp dụng cách tính giá điện theo các giờ thấp điểm, cao điểm và bình thường. Theo các chuyên gia, đây là bảng tính “đánh đố” người tiêu dùng khi rất khó để tính toán và phân loại được lượng điện tiêu thụ.

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, việc áp dụng biểu tính lũy tiến với giá điện cao nhất lên tới trên 2.500 đồng/kWh là quá cao. So với mức thu nhập của người dân, tình hình kinh tế hiện nay, cùng sức cầu chưa được cải thiện nhiều, thì biểu tính lũy tiến của ngành điện đang là gánh nặng với người dân. Do vậy, đại diện Hiệp hội này cho rằng Bộ Công Thương và ngành điện cần “tính toán” để giá “mềm” hơn một chút.

Còn nhớ, khi họp báo công bố về việc điều chỉnh giá điện lên 7,5%, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán doanh thu của Tập đoàn sẽ tăng thêm 13.000 tỷ đồng nhờ tăng giá điện. Thế nhưng, với mức giá cao nhất lên tới trên 2.500 đồng/kWh, thì chắc hẳn ông lớn độc quyền EVN sẽ “ăn đậm” hơn nhờ biểu tính này?!

Cẩm An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên