Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: "Tôi mong du lịch Lào, Campuchia phát triển hơn Việt Nam"
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã bộc bạch như vậy khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về vấn đề phát triển ngành du lịch trong phiên chiều ngày 17/11.
- 16-11-2015Lách luật cho cán bộ du lịch nước ngoài bằng tiền ngân sách?
- 15-11-201540.000 nhân viên ngành du lịch ở Ai Cập có thể bị cho nghỉ việc
- 10-11-2015Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Khẳng định du lịch thời gian vừa qua đã đóng góp có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khi du lịch tăng trưởng 1,6 lần, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thông tin năm 2015 sẽ đạt 8 triệu lượt khách du lịch đến Việt Nam, với doanh thu đạt 320.000 tỷ đồng, tương đương 15 tỷ USD.
Do đó, trước băn khoăn của đại biểu Quốc hội khi so sánh giữa du lịch Việt Nam với Lào và Campuchia, Bộ trưởng cho biết cùng với Thái Lan và Myanmar cùng cam kết 5 quốc gia và 1 điểm đến, nên việc so sánh phải căn cứ nhiều chỉ số.
Thị trường 15 tỷ USD chưa tương xứng tiềm năng
Trước đó, đại biểu Phạm Thị Hải (Đồng Nai) dẫn ra báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy mặc dù đã cố gắng nhưng ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn như tình trạng chặt chém, trấn lột, ăn xin chèo kéo, ô nhiễm môi trường v.v... đã gây bức xúc cho khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài.
Đặc biệt khi so sánh với các nước trong khu vực, điển hình là Lào và Campuchia, Đại biể Hải cho biết nếu như năm 2000 Campuchia chỉ đón hơn 400.000 lượt khách thì đến năm 2014 con số này đã tăng lên gấp 10 lần với 4,5 triệu khách. Còn tại Lào, con số du khách đã tăng từ 700.000 lượt khách sau 10 năm đã tăng lên trên 4 triệu lượt khách.
“Việt Nam đã mở cửa từ lâu nhưng theo báo cáo của Bộ thì đến năm 2014 cũng chỉ gần 8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là vì sao ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa tìm được những giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng ngành du lịch và liệu rằng đến năm 2020 ngành du lịch Việt Nam có thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.” – Đại biểu Hải đặt câu hỏi.
Trước những quan điểm so sánh này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh với vai trò là người đứng đầu ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch bày bỏ bộc bạch là rất mong muốn du lịch của Campuchia và Lào phát triển mạnh hơn để Việt Nam có nhiều bài học kinh nghiệm học hỏi. Tuy nhiên, du lịch của mỗi nước có những đặc điểm, điều kiện tiếp cận và phát triển riêng.
Sẽ truyền đạt trách nhiệm cho Bộ trưởng kế tiếp
Theo đó, Bộ trưởng cho rằng du lịch Du lịch Việt Nam đang đứng trước những thế mạnh mà thời gian tới cần phải bảo vệ để phát triển mạnh. Đó là điều kiện chính trị ổn định; đất nước giàu tiềm năng với danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; cộng đồng dân tộc văn hóa đa dạng nhưng thống nhất; ẩm thực phong phú và người Việt Nam thân thiện mến khách.
Tuy nhiên, để năm 2020 du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần phải đạt được 5 tiêu chí theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng du lịch; thúc đẩy giao thông, công nghiệp và thương mại, y tế phát triển để du lịch phát triển; giải quyết lao động và việc làm; góp phần bảo tồn di tích lịch sử, trùng tu tôn tại di tích; quảng bá hình ảnh của đất nước.
Cũng theo Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, trong thời gian tới sẽ sửa đổi Luật du lịch cho phù hợp với thực tiến, dự kiến sẽ kỳ họp tới sẽ thông qua; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 92 của Chính phủ trong việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội; tăng cường hỗ trợ phát triển du lịch; tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo an ninh an toàn để an toàn thu hút khách; tháo gỡ khó khăn cho DN du lịch và tăng cường biện pháp quản lý nhà nước về du lịch.
Cùng với hoạt động miễn thị thực cho 5 nước Tây Âu, miễn thị thực cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, Chính phủ cũng sẽ miễn visa cho khách đi theo tuor vào Việt Nam đối với công ty lữ hành quốc tế và xây dựng quỹ phát triển du lịch.
Ngoài ra, đối với hoạt động tháo gỡ khó khăn cho DN du lịch, Bộ trưởng cho biết đã trình cơ chế hỗ trợ DN du lịch là giảm tiền thuế sử dụng đất, thuê đất với dự án sử dụng dự án đầu tư cơ sở lưu trú sử dụng nhiều diện tích đất cho không gian cảnh quan và hạ tầng.
“Các văn bản đã có, vấn đề hiện giờ chỉ còn là triển khai thực hiện thôi. Do đó để ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn, cần phải tích cực thực hiện theo các giải pháp trên. Bộ sẽ có trách nhiệm thực hiện việc này và theo đó sẽ có trách nhiệm truyền đạt Bộ trưởng kế tiếp vì đã hết nhiệm kỳ. ” – Bộ trưởng nói.