MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chỉ số giá tiêu dùng giảm - tổng cầu vẫn cao!

Tổng cục Thống kê (TCTK) vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 giảm 0,27% so với tháng trước. Kể từ năm 2008 đến nay, đây là lần đầu tiên CPI giảm vào các tháng cuối năm và được nhìn nhận là diễn biến trái với quy luật.

Thấp là tốt!

Theo TCTK, CPI tháng 11 giảm chủ yếu do giá xăng dầu trong nước thời gian qua giảm giá liên tục, khiến chỉ số giá nhóm giao thông giảm khá mạnh (2,75%). Ngoài ra, trong tháng 11 còn có các nhóm hàng hóa, dịch vụ khác giảm giá so với tháng trước như: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03%; nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt cũng giảm 0,74%. Nguyên nhân giảm giá của các nhóm hàng này là các mặt hàng chính như xăng-dầu, gas, dầu hỏa… đã có những đợt giảm giá vào cuối tháng 10, đầu tháng 11.

Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, chỉ số CPI thấp, đặc biệt là trong thời điểm cuối năm đã cho thấy việc kiềm chế lạm phát của Chính phủ được thực hiện tốt và việc kiểm soát những mặt hàng độc quyền đã có tác dụng.

Theo một lãnh đạo của TCTK, chỉ số CPI giảm là dấu hiệu tốt, đặc biệt là trong nền kinh tế không cao. Xét về nền kinh tế vĩ mô, ông đánh giá cao vai trò điều hành của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát cũng như điều hành giá. Điều này sẽ giúp cho nền kinh tế vĩ mô ổn định, nâng cao mức sống của người dân.

Ngoài ra, chỉ số giá thấp phù hợp với giá trị của đồng tiền Việt Nam là thấp, điều này phù hợp với hướng đi của các ngân hàng là nâng cao giá trị đồng nội tệ.

Tổng cầu thấp sẽ khiến lạm phát khó ở mức cao. Nhưng cũng cần lưu ý là tình trạng lạm phát thấp có nhiều nguyên nhân, chứ không chỉ do tổng cầu thấp. Thực tế, trong năm 2014 giá xăng-dầu trên thị trường liên tục giảm, số lần tăng rất ít và mức tăng thấp. Tại thị trường nước ta đã có 10 lần giảm giá xăng-dầu liên tục trong những tháng qua và khiến nhóm hàng giao thông - vận tải có mức giảm cao trong tháng 11 này. Chỉ số này không chỉ ảnh hưởng đến chỉ số chung, mà còn ảnh hưởng đến giá cả của nhiều nhóm hàng hóa khác trong rổ tính CPI.

Tổng cầu vẫn cao

Trái với nỗi lo CPI thấp là do sức cầu thấp, kéo theo là tình trạng hàng hóa tiêu thụ chậm khiến DN gặp nhiều khó khăn, lãnh đạo TCTK khẳng định, tổng cầu trong năm không hẳn là thấp. Ông nêu dẫn chứng: Mặc dù CPI tháng 11 giảm, nhưng so cùng kỳ năm 2013, CPI vẫn tăng 2,6% và so với tháng 12 năm 2013, CPI tăng 2,08%. Thực tế thì tại VN, tốc độ tăng GDP vẫn ở mức khá cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (thể hiện mua sắm của người dân), nếu trừ yếu tố giá, dự kiến sẽ tăng trên 6,4%, cao hơn năm ngoái (khoảng 5,7-5,8%).

Vị lãnh đạo TCTK cho rằng, thời gian qua, chủ yếu là do người tiêu dùng đã biết chi tiêu hợp lý hơn, biết tiêu tiền vào các mặt hàng thiết yếu. Bằng chứng chỉ số sản xuất công nghiệp thời gian qua vẫn tăng, chỉ số tồn kho giảm, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ vẫn tăng, chứng tỏ tiêu dùng thực tế vẫn tăng về lượng. Cũng theo ông, mặc dù chỉ số CPI tháng 11 giảm nhưng không nên lo lắng sẽ giảm phát.

Các chuyên gia nhận định rằng, cơ quan chức năng cần nhìn nhận đúng nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp trong 11 tháng qua, cũng như trong cả năm 2014. Bởi có thể thấy rõ sự nguy hiểm và rủi ro khi tiến hành các biện pháp tiền tệ, tài chính để kích thích tổng cầu có thể sẽ khiến lạm phát tăng trở lại.

>>>Đã đến lúc kích cầu tiêu dùng

Theo Bảo Duy

huongtt

Báo Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên