Chính phủ cần lập nhóm công tác về tái cơ cấu
Đại biểu Phùng Văn Hùng đoàn Cao Bằng cho rằng, mỗi ngành mỗi địa phương thực hiện tái cơ cấu theo cách hiểu của mình do không có cơ quan thường trực thường xuyên chỉ đạo tư vấn ngay từ đầu.
Sáng 01/11/2014, trong phiên thảo luận tại hội trường về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, đại biểu Phùng Văn Hùng – Cao Bằng cho rằng Chính phủ cần lập ngay nhóm công tác về tái cơ cấu để quá trình tái cơ cấu đạt được kết quả như kỳ vọng. Cụ thể:
Mỗi ngành mỗi địa phương thực hiện tái cơ cấu theo cách hiểu của mình
Đại biểu Phùng Văn Hùng đánh giá tốc độ triển khai tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm do một số hạn chế sau:
Công tác chỉ đạo quá trình tái cơ cấu còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ; báo cáo của Chính phủ còn thiếu phần đánh giá công tác chỉ đạo chung của Chính phủ. Đại biểu Hùng đánh giá đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của tái cơ cấu.
Thêm vào đó, đề án tổng thể phải là nền tảng, cơ sở cho việc xây dựng đề án thành phần nhưng đề án tổng thể tái cơ cấu đến tháng 2/2013 mới ban hành ví như sinh con mới sinh cha ảnh hưởng đến công tác định hướng cũng như tiến độ thực hiện tái cơ cấu.
Không có cơ quan thường trực thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra tư vấn cho các cơ quan ban ngành, địa phương ngay từ đầu nên mỗi ngành mỗi địa phương thực hiện tái cơ cấu theo cách hiểu của mình.
Nền kinh tế là 1 thể thống nhất, việc tập trung ưu tiên vào 3 lĩnh vực trọng điểm là cần thiết nhưng không thể không tiến hành tập trung tiến hành tái cơ cấu lao động, tái cơ cấu bộ máy nhà nước, tái cơ cấu kinh tế vùng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp...
Ngoài ra, tư tưởng tái cơ cấu là việc của TW còn khá phổ biến nên việc triển khai và kết quả đạt được của tái cơ cấu ở địa phương còn mờ nhạt.
Chưa có cơ chế kiểm tra giám sát hữu hiệu
Theo đại biểu Hùng, công tác tái cơ cấu còn thiếu sự quyết liệt, chưa có sự thống nhất trong nhận thức về tái cơ cấu, thiếu sự tham gia của toàn xã hội.
Mặc dù đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã có chủ trương thực hiện quyết liệt hiệu quả các trọng tâm tái cơ cấu kinh tế nhưng tinh thần này chưa được quán triệt chỉ đạo một cách cương quyết trong quá trình thực hiện. Ví dụ tái cơ cấu DNNN, trong năm 2011, mới chỉ CPH được 12 DN, năm 2012 là 13 DN và năm 2013 được 74 DN để rồi lộ trình qui hoạch CPH DNNN cho 2 năm 2014-2015 phải gánh đến 432 DN. Trong lĩnh vực ngân hàng, quá trình tái cơ cấu chỉ mới chạm đến các ngân hàng yếu kém trên tinh thần tự nguyên chưa mang tổng thể cho cả hệ thống.
VAMC là sáng kiến hay nhưng chưa có cơ chế. Nhà nước phải vừa giữ vai trò tổ chức thực hiện một số vấn đề trọng điểm, vừa định hướng dẫn đường cổ vũ cho cả hệ thống để đảm bảo cùng một nhận thức, một cách hiểu, cùng vào cuộc.
Hạn chế cuối cùng khá quan trọng là cơ chế kiểm tra giám sát chưa hữu hiệu.
Chính phủ cần lập ngay nhóm công tác về tái cơ cấu
Với những phân tích trên đại biểu Phùng Văn Hùng đồng tình với 10 giải pháp trong báo cáo giám sát của UBTVQH và bổ sung giải pháp như sau:
(i) Chính phủ lập ngay nhóm công tác về tái cơ cấu đứng đầu là Phó thủ tướng chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, triển khai công tác tái cơ cấu, hàng quý báo cáo công tác tại phiên họp Chính phủ.
(ii) Hàng năm Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về kết quả tái cơ cấu vào kỳ họp cuối năm.
(iii) Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách phát triển thị trường mua bán nợ phù hợp với thông lệ quốc tế để thu hút nguồn lực không nhỏ trong xã hội.
( iv) Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mạnh mẽ hơn nữa thông qua việc cơ cấu lại và sáp nhập các TCTD có sự tham gia của những ngân hàng mạnh.
Mỗi ngành mỗi địa phương thực hiện tái cơ cấu theo cách hiểu của mình
Đại biểu Phùng Văn Hùng đánh giá tốc độ triển khai tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm do một số hạn chế sau:
Công tác chỉ đạo quá trình tái cơ cấu còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ; báo cáo của Chính phủ còn thiếu phần đánh giá công tác chỉ đạo chung của Chính phủ. Đại biểu Hùng đánh giá đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của tái cơ cấu.
Thêm vào đó, đề án tổng thể phải là nền tảng, cơ sở cho việc xây dựng đề án thành phần nhưng đề án tổng thể tái cơ cấu đến tháng 2/2013 mới ban hành ví như sinh con mới sinh cha ảnh hưởng đến công tác định hướng cũng như tiến độ thực hiện tái cơ cấu.
Không có cơ quan thường trực thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra tư vấn cho các cơ quan ban ngành, địa phương ngay từ đầu nên mỗi ngành mỗi địa phương thực hiện tái cơ cấu theo cách hiểu của mình.
Nền kinh tế là 1 thể thống nhất, việc tập trung ưu tiên vào 3 lĩnh vực trọng điểm là cần thiết nhưng không thể không tiến hành tập trung tiến hành tái cơ cấu lao động, tái cơ cấu bộ máy nhà nước, tái cơ cấu kinh tế vùng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp...
Ngoài ra, tư tưởng tái cơ cấu là việc của TW còn khá phổ biến nên việc triển khai và kết quả đạt được của tái cơ cấu ở địa phương còn mờ nhạt.
Chưa có cơ chế kiểm tra giám sát hữu hiệu
Theo đại biểu Hùng, công tác tái cơ cấu còn thiếu sự quyết liệt, chưa có sự thống nhất trong nhận thức về tái cơ cấu, thiếu sự tham gia của toàn xã hội.
Mặc dù đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã có chủ trương thực hiện quyết liệt hiệu quả các trọng tâm tái cơ cấu kinh tế nhưng tinh thần này chưa được quán triệt chỉ đạo một cách cương quyết trong quá trình thực hiện. Ví dụ tái cơ cấu DNNN, trong năm 2011, mới chỉ CPH được 12 DN, năm 2012 là 13 DN và năm 2013 được 74 DN để rồi lộ trình qui hoạch CPH DNNN cho 2 năm 2014-2015 phải gánh đến 432 DN. Trong lĩnh vực ngân hàng, quá trình tái cơ cấu chỉ mới chạm đến các ngân hàng yếu kém trên tinh thần tự nguyên chưa mang tổng thể cho cả hệ thống.
VAMC là sáng kiến hay nhưng chưa có cơ chế. Nhà nước phải vừa giữ vai trò tổ chức thực hiện một số vấn đề trọng điểm, vừa định hướng dẫn đường cổ vũ cho cả hệ thống để đảm bảo cùng một nhận thức, một cách hiểu, cùng vào cuộc.
Hạn chế cuối cùng khá quan trọng là cơ chế kiểm tra giám sát chưa hữu hiệu.
Chính phủ cần lập ngay nhóm công tác về tái cơ cấu
Với những phân tích trên đại biểu Phùng Văn Hùng đồng tình với 10 giải pháp trong báo cáo giám sát của UBTVQH và bổ sung giải pháp như sau:
(i) Chính phủ lập ngay nhóm công tác về tái cơ cấu đứng đầu là Phó thủ tướng chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, triển khai công tác tái cơ cấu, hàng quý báo cáo công tác tại phiên họp Chính phủ.
(ii) Hàng năm Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về kết quả tái cơ cấu vào kỳ họp cuối năm.
(iii) Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách phát triển thị trường mua bán nợ phù hợp với thông lệ quốc tế để thu hút nguồn lực không nhỏ trong xã hội.
( iv) Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mạnh mẽ hơn nữa thông qua việc cơ cấu lại và sáp nhập các TCTD có sự tham gia của những ngân hàng mạnh.
Thanh Giang