MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia Lê Đăng Doanh: "Doanh nghiệp Việt cố ý bé và không muốn lớn lên"

Theo số liệu của ông Doanh, từ 10 năm nay, khối kinh tế tư nhân chỉ đóng góp 11,2 – 11,3% GDP, riêng khối kinh tế doanh nghiệp hộ cá thể thì đóng góp ở mức cao hơn rất nhiều, 33,2% GDP.

TS. Lê Đăng Doanh
TS. Lê Đăng Doanh
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
75 bài viết
  • Giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với thế giới mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong lúc này, cơ quan chức năng quản lý việc kinh doanh vàng như Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, lành mạnh thị trường kinh doanh vàng trong nước
  • Có vốn nhưng không giải ngân được, bị "ngâm" quá lâu thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu cấp bách của chương trình phục hồi và phát triển trong 2 năm 2022-2023

Nhưng hộ kinh tế cá thể chỉ đóng góp 2% tổng thu ngân sách.

Vì sao lại 2 con số này lại chênh lệch đến vậy?

“Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp nào sử dụng trên 10 lao động thì phải đăng ký. Nhưng có hiện tượng: Rất nhiều đơn vị gọi là “hộ doanh nghiệp” nhưng sử dụng đến cả trăm lao động. Họ không đăng ký công ty bởi là hộ doanh nghiệp, họ không phải theo quy định chặt chẽ về biên lai, chứng từ; không chịu đóng thuế theo biên lai - chứng từ chặt chẽ”, ông Doanh nói.

Thay vào đó, ông Doanh cho biết, người chủ doanh nghiệp và người thu thuế có thể mặc cả, đàm phán với nhau. Cho nên, doanh nghiệp gia đình là hộ kinh tế cá thể chỉ đóng góp 2% tổng thu ngân sách trong khi đóng góp cho GDP tới 33,2%.

“Điều đó có nghĩa là, doanh nghiệp tư nhân của chúng ta thực sự không bé lắm. Nhưng họ cố ý để trở thành bé và không muốn lớn lên. Điều đó có liên quan đến thể chế”, ông Doanh nhìn nhận.

Nhưng doanh nghiệp là hộ kinh tế cá thể không cạnh tranh quốc tế, và cũng không thể vươn lên được, mà chỉ giúp thoát nghèo.

Giải pháp để khuyến khích doanh nghiệp “muốn lớn”, theo ông Doanh, một là, phải sửa thể chế, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển.

Hai là, doanh nghiệp phải thay đổi, bởi doanh nghiệp giờ dựa quá nhiều vào mối quan hệ.

“Từ bà bán bún riêu đến ông kinh doanh một hai trăm lao động rất cung kính các ông/bà phó chủ tịch, bởi họ tìm được các mối ân huệ. Cách kinh doanh như vậy thì không cạnh tranh quốc tế được”, ông Doanh nói.

Theo Bảo Bảo

Trí Thức Trẻ/CafeBiz

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên