Dệt may cần đổi mới để hội nhập hiệu quả
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là thời cơ vàng cho Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Vì vậy các đơn vị phải đổi mới ngành dệt may theo hướng mạnh mẽ hơn để hội nhập quốc tế.
- 29-02-2016Dệt may vào TPP: Hợp tác và chủ động
- 19-02-2016Các nhà sản xuất dệt may đang chuyển hướng sang Đông Nam Á
- 18-02-2016Ngành dệt may tố hãng tàu thu phí vô lý, Cục Hàng hải họp khẩn
- 14-02-2016TPP “đánh thức” dệt may miền Trung
- 07-02-20162016 và những thách thức ngổn ngang cho ngành dệt may
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty cổ phần Dệt may 29/3. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh Sáng 8/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác đã đến thăm Công ty cổ phần Dệt may 29/3, TP. Đà Nẵng.
Từ tổ hợp với vài chiếc máy dệt để sản xuất chiếc chăn bông đơn điệu, Công ty cổ phần Dệt may 29/3 đã mạnh dạn đầu tư thiết bị, xây dựng nhà xưởng, sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và xuất khẩu.
Sau 40 năm, Công ty đã không ngừng tự tái cơ cấu, ổn định sản xuất, khẳng định vị trí thương hiệu trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Do đó, giá trị sản xuất năm 2015 so với năm 2006 - thời kỳ đầu chuyển đổi mô hình - đã tăng gấp 7 lần, doanh thu tiêu thụ và kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 6 lần, giải quyết việc làm cho hơn 3.500 lao động.
Tại buổi làm việc, biểu dương những kết quả nổi bật của Công ty, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Công ty là một điển hình chứng minh chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc tái cơ cấu các công ty quốc doanh cũng như chủ trương, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Phó Thủ tướng chỉ đạo ngành dệt may nói chung và Công ty Dệt may 29/3 nói riêng phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực, chăm lo thiết thực đến quyền lợi của cán bộ, công nhân.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Hiệp định TPP là thời cơ vàng cho Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Vì vậy, các đơn vị phải đổi mới mạnh mẽ hơn, trong đó, coi trọng sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường mới, sản phẩm đa dạng mẫu mã, chất lượng được nâng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng mong muốn TP. Đà Nẵng tiếp tục có những quyết sách thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xứng đáng là địa phương có vai trò quan trọng nhất của khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Báo Chính Phủ