MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Fitch giữ nguyên xếp hạng của Việt Nam, đặt triển vọng ổn định

Fitch khẳng định đưa ra mức xếp hạng này sau khi cân nhắc các yếu tố như sự ổn định trong kinh tế vĩ mô trong thời gian gần đây và triển vọng khá khỏe mạnh trong bối cảnh nợ công cao, ngân sách thâm hụt.

Hôm qua (30/10), tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Fitch) vừa công bố giữ nguyên mức xếp hạng nhà phát hành nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức “BB-“ với triển vọng ổn định.

Xếp hạng trần nợ cũng được giữ ở mức BB- và mức xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ ngắn hạn ở mức B.

Fitch khẳng định đưa ra mức xếp hạng này sau khi cân nhắc các yếu tố như sự ổn định trong kinh tế vĩ mô trong thời gian gần đây và triển vọng khá khỏe mạnh trong bối cảnh nợ công cao, ngân sách thâm hụt.

Fitch dự báo năm 2015 Việt Nam sẽ có thâm hụt ngân sách ở mức 6% GDP và tỷ lệ giảm xuống còn 5,4% trong năm 2016, so với mức 6,2% của năm 2014 mà tổ chức này ước tính.

Tổng nợ chính phủ (GGGD) năm 2014 đã tăng lên mức 47,3% GDP, cao hơn mức trung bình 42,8% GDP của các nước có xếp hạng BB và cũng tăng so với mức 42,3% của năm 2013.

Fitch dự đoán tỷ lệ GGGD sẽ tăng lên mức 49,3% GDP trong năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 50% do Việt Nam đang tiến gần đến mục tiêu tài khóa trung hạn là giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 4% GDP. Chính phủ cũng đã phát tín hiệu sẽ không nâng trần nợ công lên 65% GDP.

Ngoài ra Fitch cũng dự báo thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ thu hẹp về mức 0,8% GDP trong năm 2015, so với mức bình quân 4,1% trong 4 năm vừa qua. Tổng cộng 10 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã tăng 14,3% trong khi xuất khẩu tăng 8,5%. Điều này đã dẫn đến mức thâm hụt ngân sách 4,1 tỷ USD, trái với mức thặng dư 2,4 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái.

Fitch nhận định, tiềm năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong trung hạn sẽ được cải thiện đáng kể nếu như Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) được quốc hội các nước thành viên thông qua. TPP sẽ cho phép Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường tiêu dùng lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Australia.

Thu Hương

Fitch

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên