MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giảm dự trữ bắt buộc và lãi suất tái cấp vốn để tạo thêm vốn cho DNNVV khi hội nhập?

Tham gia hội nhập, bên cạnh chịu những ảnh hưởng chung từ nền kinh tế, ngành kinh tế thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) còn chịu những ảnh hưởng mang tính đặc thù mà phần nhiều là các khó khăn thách thức.

Đây là khuyến nghị của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) tại buổi tọa đàm “Kết nối ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu đón bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTAs)”, diễn ra chiều nay (ngày 14/9) tại Hà Nội.

Năm 2015 và 2016 là năm nhiều cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thương mại có hiệu lực. Điển hình như xóa bỏ toàn toàn thuế quan trong khu vực Mậu dịch tự do Asean vào năm 2015, xóa bỏ thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Asean – Australia/New Zealand, Hiệp định thương mại tự do Asean – Hàn Quốc vào năm 2016…

Theo nhận định của Vietinbank, bên cạnh chịu những ảnh hưởng chung từ nền kinh tế, ngành kinh tế thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) còn chịu những ảnh hưởng mang tính đặc thù mà phần nhiều là các khó khăn thách thức.

Điển hình như việc vượt qua các hàng rào phi thuế quan thực sự là một thách thức đối với các DNNVV. Do nguồn lực đầu tư, đổi mới kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế, những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh kiểm dịch, đóng gói, bao bì, khả năng truy soát nguồn gốc, các tiêu chuẩn liên quan đến sức khỏe và đời sống con người do EU, Nhật Bản, Mỹ… đặt ra khiến các DNNVV gặp nhiều khó khăn để thâm nhập thị trường.

“Thêm vào đó, năng lực cạnh tranh của DNNVV chưa thực sự manh, nguy cơ tiềm tàng mất thị trường nội địa là khá lớn. Do đó, khi tham gia hội nhập nếu không tận dụng tốt các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường nội địa cũng khó giữ vững” – Đại diện Vietinbank nhận định.

Đặc biệt, khả năng tài chính và quản lý tài chính của nhiều DNNVV còn hạn chế. Hiện hầu hết các doanh nghiệp nhỏ có nguốn vốn chủ sở hữu khiêm tốn so với mức vốn trung bình của quốc tế.

Trong khi đó, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay trong nước còn nhiều khó khăn mà chủ yếu là do không có tài sản đảm bảo cũng như hồ sơ tài chính chưa thực sự minh bạch.

Do đó, Vietinbank đã kiến nghị NHNN nên xem xét điều chỉnh các quy định về cho vay đối với các DNNVV như: Điều kiện cấp tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng rủi ro đối với cho vay tín chấp quản lý nguồn thu từ hợp đồng kinh tế…

Ngoài ra, NHNN có thể xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ NHTM như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn... nhằm tạo điều kiện có khoản vốn ưu đãi để NHTM sử dụng cho vay DNNVV trong nước.

Cũng như hỗ trợ nguồn vốn dài hạn với giá hợp lý để các ngân hàng hòa chung với nguồn vốn huy động phục vụ cho vay DNNVV với lãi suất phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Khánh Nhi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên