[Infographic] Nghịch lý hạt gạo: 70% lợi nhuận thuộc về thương lái, cò lúa và doanh nghiệp
Chuỗi sản xuất của ngành lúa gạo đang tồn tại nhiều nghịch lý, khi người nông dân bỏ ra tới 70% tổng chi phí sản xuất lúa thì lại thu lời chưa đến 30%. Trong khi thương lái, cò lúa gạo, doanh nghiệp phân phối và xuất khẩu nắm phần lợi nhuận lên tới 70%.
- 29-09-2015Xuất khẩu rớt hạng, gạo Việt đang ở đâu trên thế giới?
- 28-09-2015“Nhọc nhằn” xuất khẩu gạo: Khi "miếng bánh" bị chia
- 25-08-2015Giấy phép xuất khẩu “trói chân” ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam
Theo Nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP), sự gia tăng liên tục của sản lượng lúa trong suốt hơn 2 thập kỷ qua đã giúp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn liên tục là một trong 3 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Cụ thể, từ mức xuất khẩu 1,99 triệu tấn năm 1995, sản lượng gạo xuất khẩu đã tăng lên mức 3,48 triệu tấn năm 2000 và 8,02 tấn vào năm 2012. Số ngoại tệ Việt Nam thu về nhờ xuất khẩu gạo cũng đã tăng từ mức 854,6 triệu USD năm 1996 lên mức 3.678 triệu USD vào năm 2012.
Tuy nhiên, thay vì được hồ hởi chào đón như trước đây, ngành lúa gạo lại đang trở thành mối lo lắng. Sản lượng lúa gạo tăng nhưng lại không kèm theo sự cải thiện thu nhập của người nông dân, nguy cơ đất trồng bị thoái hoá và ô nhiễm môi trường tăng cao.
Việc quá chú trọng đến tăng sản lượng dẫn đến chất lượng gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới thấp. Hệ quả, thị trường xuất khẩu bị phụ thuộc vào một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc.
Khi những thị trường xuất khẩu này gặp khó khăn, gạo sản xuất trong nước không tiêu thụ được, dẫn đến giá giảm, gây thiệt hại cho toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo trong nước, đặc biệt là nông dân.
Cấu trúc chuỗi giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam (VERP)
Theo các chuyên gia nghiên cứu, đã đến lúc ngành lúa gạo Việt Nam không thể tiếp tục đi trên con đường cũ, và xuất khẩu gạo cũng không còn là mục tiêu chính của ngành sản xuất này.
Do đó, ngành lúa gạo cần tìm một hướng đi mới, không phải là gia tăng sản lượng và xuất khẩu gạo chất lượng thấp, mà cần xây dựng chất lượng và thương hiệu gạo Việt Nam, đa dang hóa thị trường xuất khẩu, cung ứng gạo chất lượng cao cho thị trường nội địa.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Ngành lúa gạo Việt Nam
Xem tất cả >>- [Infographic] Vì sao xuất khẩu gạo liên tục rớt hạng?
- GS. Võ Tòng Xuân: Lúa gạo cũng gia công, trợ cấp cho người mua thế giới?
- Xuất khẩu gạo Việt nhìn từ… chiếc Iphone 6S của Apple
- Con gà “cõng” 14 loại phí, hạt lúa chờ “vận may”: Ngành nông nghiệp làm gì để hội nhập?
- Xây dựng thương hiệu gạo Việt nhìn từ… thỏi sô cô la Bỉ