Kín lịch đàm phán Hiệp định TPP
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ thảo luận với các đối tác Hoa Kỳ về hướng giải quyết các vấn đề quan tâm trong đàm phán TPP...
- 14-09-2014Vòng đàm phán TPP tại Hà Nội: Đạt tiến bộ quan trọng về Hiệp định
- 03-09-2014Hiệp định TPP: “Lợi ích thì xa, thách thức thì gần!”
- 29-08-2014Thách thức về việc làm khi Việt Nam gia nhập TPP và EVFTA
- 22-08-2014Xuất khẩu vào Hoa Kỳ và những lưu ý cho doanh nghiệp
- 19-08-2014Vào TPP, phải bỏ kiểu kinh doanh "láu tôm, láu cá"
Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế sẽ dẫn đầu đoàn công tác Việt Nam thăm làm việc tại Hoa Kỳ từ 15 - 19/9/2014.
Theo thông tin chính thức, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ thảo luận với các đối tác Hoa Kỳ về phương hướng giải quyết các vấn đề quan tâm trong đàm phán TPP, hướng tới sớm kết thúc đàm phán; thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước cũng như hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế giữa hai nước.
Chuyến thăm của Phó thủ tướng tới Hoa Kỳ diễn ra chỉ ít ngày sau khi các nước đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc chuỗi đàm phán chuyên sâu về các vấn đề liên quan vào cuối tuần trước.
Ngay sau chuyến thăm này của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, Việt Nam và bộ trưởng các quốc gia thành viên dự kiến cũng sẽ có cuộc gặp quan trọng diễn ra vào tháng 10/12014.
Chờ đợi những đột phá
Diễn biến gần đây cho thấy, lịch trình đàm phán TPP khá dày đặc và ở đủ cả các cấp cao thấp. Liên tiếp những cuộc đàm phán về TPP trong thời gian gần đây phản ánh nỗ lực thúc đẩy đàm phán có thêm nhiều tiến triển của Mỹ khi thời hạn hoàn thành đàm phán TPP vào tháng 11/2014 được Hoa Kỳ đặt ra trước đó đã cận kề.
Trở lại cuộc đàm phán giữa các thành viên diễn ra cuối tuần trước, theo bà Barbara Weisel, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Hoa Kỳ, quá trình đàm phán đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc hướng tới một thỏa thuận tiêu chuẩn cao và toàn diện.
“Chúng tôi đã cam kết một kế hoạch làm việc tập trung để cho phép chúng tôi thúc đẩy đà tiến và tiếp tục đạt nhiều tiến bộ”, Barbara Weisel, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Hoa Kỳ cho biết. “Tất cả các nước tham gia đều muốn hoàn tất đàm phán để giải phóng các cơ hội to lớn mà TPP mang lại”.
Thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng cho biết, các đoàn đàm phán đã đạt được tiến bộ quan trọng về các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, tính minh bạch và chống tham nhũng, và lao động.
Các thành viên TPP cũng tiếp tục đàm phán nhằm xây dựng các gói đầy tham vọng cho tiếp cận ưu đãi các thị trường của nhau đối với hàng hóa, dịch vụ/đầu tư, dịch vụ tài chính và mua sắm chính phủ.
Có thể nói mặc dù cuộc đàm phán gần đây đã thu hẹp được khoảng cách giữa các nước trong nhiều lĩnh vực song tình hình đàm phán TPP trong thời gian qua, theo nhận định của một số chuyên gia quốc tế, nói chung vẫn không có đột phá lớn, vẫn là các vấn đề nhiều tranh cãi được bàn đi bàn lại nhiều lần. Đó là các vấn đề như thuế quan, quy tắc xuất xứ, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ đối với lĩnh vực dược phẩm và doanh nghiệp nhà nước.
Nút thắt doanh nghiệp nhà nước
Theo thông tin từ Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cách đây không lâu, tại hội nghị bộ trưởng các nước TPP tại Singapore diễn ra vào tháng 2/2014, các nước đã thống nhất thu hẹp phạm vi áp dụng các quy tắc đối với doanh nghiệp nhà nước chỉ ở lĩnh vực hàng hóa mà không áp dụng đối với lĩnh vực dịch vụ.
Nói cách khác, Chính phủ các nước TPP sẽ không bị hạn chế trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước khi doanh nghiệp nhà nước đó cung ứng dịch vụ tại thị trường nội địa.
Và các nguyên tắc về cạnh tranh bình đẳng mà các nước đang đàm phán để đưa vào Chương doanh nghiệp nhà nước trong TPP, nếu có, sẽ chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa và các doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Nếu tới tận cùng mà cam kết này vẫn không đổi, những doanh nghiệp nhà nước của các nước TPP hoạt động trong các lĩnh vực như tài chính, viễn thông, y tế, giáo dục, phân phối, chuyển phát... trong thị trường nội địa sẽ không bị ảnh hưởng.
Dưới góc độ nghiên cứu, ông Rick Rowden của ActionAid Quốc tế cho rằng, đàm phán về vấn đề này, Việt Nam cần hết sức lưu ý.
“Tôi cho rằng Việt Nam cũng cần phải lưu ý tới chính sách ưu đãi vay tín dụng. Trước đây, Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nhưng khi tham gia TPP thì các chính sách sẽ phải hướng tới sự công bằng hơn trong việc cung cấp các khoản ưu đãi cho công ty trong và ngoài nước. Đây là chính sách đối xử quốc gia. Nhưng rõ ràng, lại là một vấn đề nguy hiểm đối với doanh nghiệp Việt Nam bởi công ty lớn có thể sẽ gây áp lực đối công ty Việt Nam có tiềm lực nhỏ bé. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể bị thua thiệt rất nhiều”, ông Rowden nói.
Trong khi đó, theo ông Rowden, trước đây, những công ty lớn của nước ngoài cũng đã từng nhận được hỗ trợ rất nhiều từ Chính phủ nhưng giờ chính những quốc gia này lại lên tiếng cho rằng cần phải thay đổi chính sách kinh tế phù hợp với giai đoạn mới.
Lịch sử phát triển kinh tế của thế giới đều cho thấy, các quốc gia phát triển đều phải trải qua giai đoạn gắn kết giữa Nhà nước với doanh nghiệp và đến một thời điểm nào đó, các doanh nghiệp này mới tách khỏi sự hỗ trợ với Nhà nước.
“Vì vậy, muốn phát triển dài hạn, phải nhìn vào thành công của những quốc gia phát triển khác. Tất cả các quốc gia này đều đã trải qua giai đoạn phát triển tương tự, nhưng giờ họ lại yêu cầu những chính sách hoàn toàn khác”, ông Rowden khuyến nghị.
>>
Theo thông tin chính thức, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ thảo luận với các đối tác Hoa Kỳ về phương hướng giải quyết các vấn đề quan tâm trong đàm phán TPP, hướng tới sớm kết thúc đàm phán; thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước cũng như hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế giữa hai nước.
Chuyến thăm của Phó thủ tướng tới Hoa Kỳ diễn ra chỉ ít ngày sau khi các nước đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc chuỗi đàm phán chuyên sâu về các vấn đề liên quan vào cuối tuần trước.
Ngay sau chuyến thăm này của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, Việt Nam và bộ trưởng các quốc gia thành viên dự kiến cũng sẽ có cuộc gặp quan trọng diễn ra vào tháng 10/12014.
Chờ đợi những đột phá
Diễn biến gần đây cho thấy, lịch trình đàm phán TPP khá dày đặc và ở đủ cả các cấp cao thấp. Liên tiếp những cuộc đàm phán về TPP trong thời gian gần đây phản ánh nỗ lực thúc đẩy đàm phán có thêm nhiều tiến triển của Mỹ khi thời hạn hoàn thành đàm phán TPP vào tháng 11/2014 được Hoa Kỳ đặt ra trước đó đã cận kề.
Trở lại cuộc đàm phán giữa các thành viên diễn ra cuối tuần trước, theo bà Barbara Weisel, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Hoa Kỳ, quá trình đàm phán đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc hướng tới một thỏa thuận tiêu chuẩn cao và toàn diện.
“Chúng tôi đã cam kết một kế hoạch làm việc tập trung để cho phép chúng tôi thúc đẩy đà tiến và tiếp tục đạt nhiều tiến bộ”, Barbara Weisel, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Hoa Kỳ cho biết. “Tất cả các nước tham gia đều muốn hoàn tất đàm phán để giải phóng các cơ hội to lớn mà TPP mang lại”.
Thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng cho biết, các đoàn đàm phán đã đạt được tiến bộ quan trọng về các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, tính minh bạch và chống tham nhũng, và lao động.
Các thành viên TPP cũng tiếp tục đàm phán nhằm xây dựng các gói đầy tham vọng cho tiếp cận ưu đãi các thị trường của nhau đối với hàng hóa, dịch vụ/đầu tư, dịch vụ tài chính và mua sắm chính phủ.
Có thể nói mặc dù cuộc đàm phán gần đây đã thu hẹp được khoảng cách giữa các nước trong nhiều lĩnh vực song tình hình đàm phán TPP trong thời gian qua, theo nhận định của một số chuyên gia quốc tế, nói chung vẫn không có đột phá lớn, vẫn là các vấn đề nhiều tranh cãi được bàn đi bàn lại nhiều lần. Đó là các vấn đề như thuế quan, quy tắc xuất xứ, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ đối với lĩnh vực dược phẩm và doanh nghiệp nhà nước.
Nút thắt doanh nghiệp nhà nước
Theo thông tin từ Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cách đây không lâu, tại hội nghị bộ trưởng các nước TPP tại Singapore diễn ra vào tháng 2/2014, các nước đã thống nhất thu hẹp phạm vi áp dụng các quy tắc đối với doanh nghiệp nhà nước chỉ ở lĩnh vực hàng hóa mà không áp dụng đối với lĩnh vực dịch vụ.
Nói cách khác, Chính phủ các nước TPP sẽ không bị hạn chế trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước khi doanh nghiệp nhà nước đó cung ứng dịch vụ tại thị trường nội địa.
Và các nguyên tắc về cạnh tranh bình đẳng mà các nước đang đàm phán để đưa vào Chương doanh nghiệp nhà nước trong TPP, nếu có, sẽ chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa và các doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Nếu tới tận cùng mà cam kết này vẫn không đổi, những doanh nghiệp nhà nước của các nước TPP hoạt động trong các lĩnh vực như tài chính, viễn thông, y tế, giáo dục, phân phối, chuyển phát... trong thị trường nội địa sẽ không bị ảnh hưởng.
Dưới góc độ nghiên cứu, ông Rick Rowden của ActionAid Quốc tế cho rằng, đàm phán về vấn đề này, Việt Nam cần hết sức lưu ý.
“Tôi cho rằng Việt Nam cũng cần phải lưu ý tới chính sách ưu đãi vay tín dụng. Trước đây, Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nhưng khi tham gia TPP thì các chính sách sẽ phải hướng tới sự công bằng hơn trong việc cung cấp các khoản ưu đãi cho công ty trong và ngoài nước. Đây là chính sách đối xử quốc gia. Nhưng rõ ràng, lại là một vấn đề nguy hiểm đối với doanh nghiệp Việt Nam bởi công ty lớn có thể sẽ gây áp lực đối công ty Việt Nam có tiềm lực nhỏ bé. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể bị thua thiệt rất nhiều”, ông Rowden nói.
Trong khi đó, theo ông Rowden, trước đây, những công ty lớn của nước ngoài cũng đã từng nhận được hỗ trợ rất nhiều từ Chính phủ nhưng giờ chính những quốc gia này lại lên tiếng cho rằng cần phải thay đổi chính sách kinh tế phù hợp với giai đoạn mới.
Lịch sử phát triển kinh tế của thế giới đều cho thấy, các quốc gia phát triển đều phải trải qua giai đoạn gắn kết giữa Nhà nước với doanh nghiệp và đến một thời điểm nào đó, các doanh nghiệp này mới tách khỏi sự hỗ trợ với Nhà nước.
“Vì vậy, muốn phát triển dài hạn, phải nhìn vào thành công của những quốc gia phát triển khác. Tất cả các quốc gia này đều đã trải qua giai đoạn phát triển tương tự, nhưng giờ họ lại yêu cầu những chính sách hoàn toàn khác”, ông Rowden khuyến nghị.
>>
Theo Đặng Hương