MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế vĩ mô 15/9: ADB nhận định kinh tế VN không sáng tạo bằng Lào

Những thách thức mới từ thị trường Nga, DN Việt đòi lại phí kẹt cảng, Hoa Kỳ có 703 dự án đầu tư tại Việt Nam … là những sự kiện kinh tế vĩ mô nổi bật ngày 15/9.

Đầu tư hơn 7 tỉ đồng xây dựng cây xăng ngầm

Theo báo Đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản gửi Bộ Công thương và Tổng cục Năng lượng đề xuất đưa Dự án kho ngầm chứa xăng dầu tại Khu kinh tế Dung Quất vào Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, hay BT, để có cơ sở cho việc ký kết hợp đồng BOT và triển khai các thủ tục đầu tư liên quan dự án.

Dự án Kho ngầm chứa xăng dầu do Công ty TNHH Kho ngầm xăng dầu dầu khí Việt Nam (PVOS) làm chủ đầu tư và đã được Ban quản lý KKT Dung Quất cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2010. Dự án hiện được đầu tư theo hình thức BO (xây dựng, kinh doanh), với vốn đầu tư 340 triệu USD, tương đương khoảng 7140 tỷ đồng (theo tỷ giá hiện hành).

“Việc đầu tư xây dựng Dự án là rất cần thiết, nhằm dự trữ và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời đảm bảo nguồn dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hoạt động ổn định, nhất là trong giai đoạn nâng cấp mở rộng”, ông Phạm Như Sô, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi bày tỏ quan điểm.

ADB: Kinh tế Việt Nam không sáng tạo bằng Lào

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) vừa công bố báo cáo Chỉ số Năng suất Sáng tạo (CPI) của 22 nền kinh tế châu Á, bổ sung Mỹ và Phần Lan (nhằm mục đích so sánh). Báo cáo này đo khả năng sáng tạo của các nước – yếu tố quan trọng trong việc củng cố nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức.

Trong bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng thứ 16 trên 24 nước. Khả năng sáng tạo được đánh giá chỉ ở mức trung bình, và “Đầu vào” và “Đầu ra” đứng ở nửa cuối danh sách. Tính riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6, sau Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Các tiêu chí cần ưu tiên cải thiện về “Đầu vào” của Việt Nam là lọt top 500 trường Đại học, tốc độ phổ cập tài chính vi mô và khả năng trả nợ. Trong khi đó, tiêu chí “Đầu ra” cần cải thiện là số bằng sáng chế, các ấn bản khoa học và sách, do vẫn ở mức trung bình so với mặt bằng chung. ADB cũng cho rằng ViệtNamcần cải thiện chất lượng và phương hướng bậc giáo dục đại học.

DN Việt đòi lại phí kẹt cảng

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho biết đang phối hợp với các hiệp hội, Cục Hàng hải Việt Nam làm rõ để đòi lại khoản phí kẹt cảng (PCS) mà các hãng tàu thu vô lý của nhiều doanh nghiệp (DN).

Theo thông tin từ cảng Cát Lái, lượng hàng hóa thông quan qua cảng trung bình mỗi ngày 9.000-11.000 container. Như vậy, chỉ tính riêng khoản phí PCS, các DN đã bị “móc túi” hàng trăm triệu đồng. Trong khi đó, mỗi DN phải gồng gánh cả chục loại phí, gồm cả những khoản chỉ phát sinh theo thời điểm nhưng hãng tàu vẫn thu thường xuyên, như phí mất cân đối container (CIC)… Theo các DN, việc đòi lại phí kẹt cảng là tiền đề quan trọng để DN xuất nhập khẩu không bị “chèn ép” đóng đủ loại phí vô lý từ các hãng tàu.

Theo luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), dù việc thu phí của các hãng tàu là dịch vụ, không có trong hợp đồng nhưng DN vẫn có thể áp dụng điều khoản kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. “Việc thu phí là thỏa thuận dựa trên căn cứ (có kẹt cảng - PV), nay căn cứ đó biến mất mà hãng tàu vẫn thu, lạm thu là sai và DN có thể đòi lại” - luật sư Huỳnh khẳng định.

Thu nhập bình quân Việt Nam có thể đạt 7.000 USD/ người

Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư, việc bãi bỏ, sửa đổi các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không rõ ràng có thể giúp cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó GDP của Việt Nam tăng 1-2% (khoảng 15-25 tỷ USD). Trong khi đó, theo báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business) 2014 của Ngân hàng Thế giới tính toán dựa trên số liệu năm 2012, xếp hạng Việt Nam thuộc nhóm các nước có thứ bậc từ 91 đến 120.

Với những kết quả như trên, Việt Nam đáng lẽ phải nằm trong nhóm quốc gia có mức thu nhập trung bình 7.000USD. Nhưng trên thực tế, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ đạt 1.400USD.

Nguyên nhân chủ yếu do điều hành không hiệu quả thể hiện qua hàng loạt ách tắc: như thời gian nộp thuế hiện mỗi doanh nghiệp phải tiêu tốn tới 872 giờ một năm, thủ tục xuất nhập khẩu lên tới 21 ngày, khiến Việt Nam đang thất thoát tổng cộng 15% trong tổng kim ngạch thương mại.

Theo tính toán của USAID, chỉ cần hợp nhất quá trình đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế, cơ quan quản lý có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp 1 triệu USD...

Những thách thức mới từ thị trường Nga đối với Việt Nam

Sức hút ở thị trường Nga là rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các nước có mặt hàng tương đương. Tuy nhiên, theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh, xuất khẩu sang Nga sẽ gặp một số trở ngại, thách thức dohiện tượng quan liêu, nhiễu sách trong một bộ phận công quyềnđang là một thực tế mà chính quyền Nga hiện nay đang phải xử lý.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Namhầu như không có đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn địnhtại Nga nên còn bị hạn chế trong việc theo dõi, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng để kịp thời có điều chỉnh và chiến lược phù hợp.Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường Nga phải chịu sức ép cạnh tranh lớn. Nga là thị trường mở, không khó tính nên việc thâm nhập thị trườngdễ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác có lợi thế tương tự về chủng loại hàng hóa.

Phương tiện vận tải chủ yếu là container, chi phí khá cao. Ngoài ra, thách thức và rủi ro khó lường đối với việc áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để điều tiết xuất nhập khấu còn khá phổ biến và khó dự báotrước cũng là một trong những thách thức lớn đối với DN Việt Nam tại thị trường Nga.

Hoa Kỳ có 703 dự án đầu tư tại Việt Nam

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến hết tháng 8/2014, Hoa Kỳ có 703 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 10,7 tỷ USD và xếp thứ 7/101 Quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Hiện các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào 17/18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với 15 dự án có tổng vốn đầu tư đạt 4,67 tỷ USD.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ 2 với 314 dự án có vốn đăng ký là 2,13 tỷ USD. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 305 dự án và tổng vốn đầu tư là 2,05 tỷ USD.

>>>Doanh nghiệp Việt chỉ chiếm 10% thị phần vận tải biển

Trịnh Hường

bachhue

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên