MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế Việt Nam: 20 năm thăng trầm qua các chỉ số

Những thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam trong suốt 2 thập kỷ vừa qua (1995 - 2015) vừa được tái hiện lại qua góc nhìn của Tổ chức Tư vấn quốc tế Savills.

Trong hai thập kỷ vừa qua, Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế ấn tượng, liên tục đứng đầu trong biểu đồ tăng trưởng. Tăng trưởng GDP tương đối ổn định trong những năm 1990, bắt đầu tăng vào đầu những năm 2000 và đạt mức cao nhất vào năm 2008.

Việt Nam đã đi lên từ một trong những nước nghèo nhất thế giới, trở thành nước có thu nhập trung bình và có triển vọng; trong tương lai không xa dự đoán sẽ vượt qua hầu hết các nước châu Á khác. 

Trong 20 năm qua, đã có những thay đổi lớn trong nền kinh tế và dân số của Việt Nam. Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển dịch dân số từ nông thôn đến thành thị, và nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp.

Quy mô hộ gia đình giảm, thúc đẩy sự tăng trưởng của các phân khúc nhà ở. Việt Nam có nguồn dân số trẻ và lực lượng lao động tri thức. Theo nghiên cứu của Tập đoàn tư vấn Boston (BCG), Việt Nam có sự gia tăng tầng lớp trung lưu nhanh nhất Đông Nam Á, dự kiến tăng lên 33 triệu người cho tới năm 2020, gần gấp ba lần con số 12 triệu người năm 2012.

Trong hai thập kỷ vừa qua, cơ cấu kinh tế và nhân khẩu học của Việt Nam đã thay đổi đáng kể trong những lĩnh vực then chốt, tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản.

Trong giai đoạn trước, sự cạnh tranh để tìm kiếm nguồn vốn trong khu vực tương đối hạn chế, cho đến đầu những năm 2000, Việt Nam trở thành tâm điểm của đầu tư nước ngoài, và đạt đỉnh điểm vào năm 2008, với lượng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký lên tới gần 70 tỷ USD.

Từ đó tới nay, chất lượng nguồn vốn FDI đang có chiều hướng được cải thiện đáng kể, với sự gia tăng về tỷ lệ hấp thụ của nguồn vốn này.

Thực trạng hiện nay cho thấy, Việt Nam là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới, đó cũng là yếu tố đóng góp chủ yếu vào GDP. Đầu tư bất động sản trực tiếp cũng có lợi khi nhận được khoảng 17% đến 20% tổng lượng kiều hối.

Bởi khi có nhiều người Việt sinh sống ở hải ngoại quay trở về thì việc tiếp cận với kiều hối sẽ dễ dàng hơn. Gần đây, Chính phủ đã nhận ra lợi ích này thông qua việc sửa đổi Luật Nhà ở, với việc cho phép việt kiều được hoàn toàn sở hữu bất động sản trong nước.

Việt Nam sở hữu những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, gần đây, một số công trình sân bay trọng điểm được xây dựng mới và nâng cấp, tạo tiền đề  cho ngành du lịch trong 20 năm phát triển mạnh mẽ.

Từ năm 1995 đến năm 2014 tổng số du khách tăng đáng kể từ hơn 1,3 triệu đến xấp xỉ 7,9 triệu lượt du khách, tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường nhà ở, đặc biệt là mảng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. 

“Kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng”

Theo VŨ MINH

Bizlive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên