MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Liên kết kinh tế vùng là yêu cầu tất yếu để phát triển bền vững”

Chính phủ nhận thức rõ sự cần thiết của liên kết vùng, liên kết để phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng và liên kết hợp tác để đầu tư, sử dụng có hiệu quả hơn; khắc phục tình trạng trùng lắp, lãng phí.

Chiều ngày 19/11, Quốc hội bước vào phiên chất vấn của các Đại biểu Quốc hội với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về các vấn đề kinh tế xã hội.

Mở đầu phiên chất vấn Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé – Kiên Giang đặt câu hỏi: Năm 2009 Thủ tướng đã ban hành quyết định 429 về phê duyệt quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL). Hiện nay, từng vùng phát triển theo quy mô nội bộ gây khó khăn trong kết nối sản xuất tiệu thụ. Xin Thủ tướng cho biết giải pháp phát triển kinh tế vùng ĐBSCL trên cơ sở liên kết vùng, đầu tư trọng điểm, tạo bước đột phá mạnh mẽ hơn phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng? 

Trả lời chất vấn của Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Thủ tướng cho biết, trong một vùng, một khu vực có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng nhau thì yêu cầu liên kết hợp tác, phát triển là cần thiết và là yêu cầu tất yếu để phát triển hiệu quả, bền vững.

Chính phủ nhận thức rõ sự cần thiết của liên kết vùng, liên kết để phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng và liên kết hợp tác để đầu tư, sử dụng có hiệu quả hơn; khắc phục tình trạng trùng lắp, lãng phí. Đồng thời, liên kết để ứng phó với các khó khăn, thách thức đặt ra mà riêng một tỉnh, một địa phương không thể xử lý được.

Với phương châm đó, Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT chủ trì xây dựng quy chế liên kết các vùng kinh tế của cả nước, trong đó có vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Theo Thủ tướng, có 4 nội dung cần liên kết trong phát triển kinh tế 12 tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long:

(1)    Liên kết, hợp tác để đầu tư có hiệu quả các dự án kết cấu hạ tầng trên cơ sở quy hoạch chung mà Chính phủ đã phê duyệt; bao gồm giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông …

(2)    Liên kết, hợp tác để phát huy 3 lợi thế của vùng bao gồm: lúa gạo; cá tra, cá basa, tôm và trái cây. Đây là 3 sản phẩm mà tỉnh nào cũng có, góp phần liên kết hình thành chuỗi giá trị từ giống – gieo trồng – chế biến – tiêu thụ sản phẩm

(3)    Liên kết, hợp tác để sử dụng bền vững và ứng phó hiệu quả nguồn nước, nguồn lũ của vùng. Đồng thời, liên kết, hợp tác để khắc phục những khó khăn, thách thức như mặt bằng giáo dục; khắc phục đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

(4)    Hợp tác để đảm bảo quốc phòng, an ninh trong vùng …

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho biết, các quy định, dự thảo luật về cơ chế liên kết, hợp tác kinh tế vùng còn khó khăn nên dẫn đến lúng túng trong thực hiện. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan thảo luận và đề xuất phương án.

>>>Thủ tướng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về các vấn đề kinh tế, xã hội

>>>Thủ tướng nói về nợ xấu và các giải pháp xử lý

Nguyệt Quế

huongtt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên