MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lực lượng nào quan trọng: Tập đoàn kinh tế hay DN nhỏ và vừa?

Thực tế hiện nay, trong số khoảng 500 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp nức ta, thì có trên 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong tham luận tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2014, ông Trần Du Lịch đưa ra những quan điểm về vai trò Nhà nước và kinh tế Nhà nước trong nền Kinh tế thị trường nước ta hiện nay.

Ông cho biết, thực tế hiện nay, trong số khoảng 500 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp nức ta, thì có trên 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong số hơn 3 triệu hộ sản xuất cá thể trong ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ (không đăng ký theo Luật Doanh nghiệp), thì tuyệt đại bộ phần là người kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ.

Không phủ nhận vai trò của kinh tế Nhà nước, nhưng ông Trần Du Lịch đặt ra vấn đề trong chiến lược phát triển, chúng ta dựa vào lực lượng nào và cần phải phát triển lực lượng nào? Các Tập đoàn kinh tế hay các doanh nghiệp nhỏ và vừa? Và, quan trọng hơn cả, là kết hợp như thế nào các thành phần kinh tế đó. Tiến sĩ Trần Du lịch dề nghị, cần có một đạo luật về Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhật Bản đã áp dụng điều này, ông Lịch cho biết.

Ngoài ra, TS. Trần Du Lịch cho rằng, phát triển công nghiệp phụ trợ là yếu tố sống còn đối với nền kinh tế khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bản tin kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Quốc hội mới ra gần đây cho biết việc các tập đoàn đa quốc gia dẫn dắt các chuỗi giá trị toàn cầu gần đây đã rút khỏi Trung Quốc và Thái Lan để chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam, đóng góp đáng kể vào việc thặng dư cán cân thương mại nước ta trong 2 năm vừa qua.

Trong chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ, có 3 công đoạn chủ yếu như sau:

1. Công đoạn nghiên cứu, thiết kế, sản xuất linh kiện phụ kiện, chi tiết sản phẩm...

2. Công đoạn sản xuất bao gồm gia công, lắp ráp tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

3. Công đoạn phân phối, tổ chức bán hàng.

Trong 3 công đoạn nói trên, công đoạn 1 có giá trị gia tăng cao nhất, tiếp đến là công đoạn 3. Rất tiếc, Việt Nam chủ yếu ở công đoạn thứ 2!

Ông Trần Du Lịch khẳng định, trong chiến lược công nghiệp hóa, phải hướng nền kinh tế vào công đoạn 1 và tham gia vào công đoạn 3. Ông đề nghị cần sớm ban hành một đạo luật về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Minh Thư

thunm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên