MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Nếu không xây sân bay Long Thành, chúng ta có thể sẽ trượt chân khỏi guồng kinh tế toàn cầu”

"Lần này nếu chúng ta chậm chân một lần nữa thì rất có thể chúng ta sẽ trượt chân, chưa biết chúng ta có bắt được vào guồng kinh tế toàn cầu hay không"

Tại Tọa đàm trực tuyến “Dự án sân bay Long Thành: Cơ hội và Thách thức” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng ngày 17/10, các khách mời tham dự đã có chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về dự án này.

Theo những thông tin được công bố, dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành được coi là một siêu dự án với vốn đầu tư giai đoạn 1 lên đến 8 tỉ USD. Nếu thành công, đây sẽ là một cú lật cánh cho ngành hàng không Việt Nam.

Việt Nam từng có cơ hội xây một Cảng hàng không quốc tế lớn, tuy nhiên do chiến tranh, chúng ta đã không làm được điều đó. Chia sẻ về điều này, ông Lã Ngọc Khuê - Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT - Chủ tịch HĐKH Bộ GTVT cho biết: “Lần thứ nhất, không phải là chúng ta trượt chân, mà do lịch sử đặt chúng ta vào 1 tình thế bất khả kháng”.

Khi đó, dân tộc ta phải tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng gần 30 năm. Vì vậy trong thời gian đó, rõ ràng kinh tế không phát triển, ảnh hưởng bởi chiến tranh nên sân bay Tân Sơn Nhất từng là sân bay nhộn nhịp nhất Đông Nam Á phải nhường vị trí cho các sân bay khác. Đó là lần chúng ta bị chậm chân do yếu tố lịch sử đặt lên vai dân tộc.

Lần này là khác, chúng ta đang bước vào thời kì hội nhập, phát triển, bạn bè chúng ta cũng đang ở trong thời kỳ như vậy. Theo tôi hình dung thì có lẽ ngành hàng không là ngành mang tính kinh tế kỹ thuật, mang tính chất hội nhập toàn cầu 1 cách sâu rộng với 1 tốc độ nhanh.

Hàng không đang ở vào thời kì có nhu cầu, cơ hội phát triển lớn. Chính vì vậy mà các nước xung quanh chúng ta không ngồi yên mà hành động rất quyết liệt. Thượng Hải từng có sân bay Hồng Kiều, người ta bỏ Hồng Kiều làm sân bay Phố Đông, Quảng Châu từng có sân bay Bạch Vân, người ta bỏ Bạch Vân cũ làm sân bay Bạch Vân mới. Hồng Kông ngày xưa rất nhộn nhịp, cứ 23 giây một lần máy bay lên xuống nhưng người ta bỏ sân bay cũ, đổ đất lên biển xây sân bay mới…

Ông Khuê nhấn mạnh, lần này nếu chúng ta chậm chân một lần nữa thì rất có thể chúng ta sẽ trượt chân, chưa biết chúng ta có bắt được vào guồng kinh tế toàn cầu hay không. Trong đặc điểm vận hành của nền kinh tế vận tải toàn cầu, một khi luồng khách đã hình thành, sau này chúng ta làm thêm cảng biển, sân bay, chưa chắc luồng hành khách đã trở lại bởi người ta đã đi quen lối cũ. Những quan hệ kinh tế, những quan hệ bạn bè và mạng lưới đối tác đã có sẵn rồi. Cho nên Việt Nam cần phải có nỗ lực mang tính chiến lược để làm sân bay Long Thành. 

Theo ông Khuê, chúng ta đặt ra nguyên tác huy động vốn bởi xuất phát từ vai trò vị trí của cảng hàng không này. Nó liên quan đến quốc phòng an ninh, cũng như quyền lợi chung của quốc gia. Đây là một loại tài sản, mà tài sản này nếu làm ra lợi nhuận thì phải được chia đều cho mọi người. 

Chính vì thế theo quan sát các nước xung quanh, cảng hàng không tại Singapore là cảng sở hữu của nhà nước. Sân bay của Thái Lan cũng là của nhà nước ... Do đó, sân bay Long Thành cũng nên thuộc sở hữu nhà nước, là yết hầu của quốc gia.

Ông Khuê cũng cho biết thêm, tất nhiên, sau đó Việt Nam có thể cổ phần hóa hoặc chuyển sang TTP. Theo ông theo dõi thì ở Singapore, Thái Lan, nhà nước đầu tư vào tất cả các khâu cơ bản, còn tư nhân chỉ tham gia vào các khâu thứ yếu như nhà ga, dịch vụ thương mại... Còn xác định vai trò chủ sở hữu thì đây nó là cơ sở hạ tầng quốc gia, chúng ta phải làm chủ.  

Trả lời thắc mắc về vấn đề các vùng, quốc gia như Hồng Kong, Singapore, Thái Lan đã hình thành sân bay trung chuyển quốc tế từ lâu, Việt Nam phải làm như thế nào để có thể xây dựng sân bay quốc tế Long Thành trở thành một cảng hàng không trung chuyển quốc tế cạnh tranh được với các vùng và quốc gia nêu trên, ông Lã Ngọc Khuê nhận định “Đây là vấn đề rất khó khăn”.

Theo ông, chúng ta chưa có khả năng chọn 10.000 ha như ở Malasyia, chúng ta phải chọn 5.000 ha, như vậy đã lớn hơn cảng hàng không của Thái Lan. Với diện tích lớn như vậy để chúng ta có thể xây dựng được đồng bộ. Đường bay đủ dài, khoảng cách giữa các đường băng đủ cách xa nhau.  Chúng ta có đất để mở ra dịch vụ phi hàng không, như ăn uống, mua sắm, nhà hàng…

Chúng ta có đủ đất để làm khách sạn hàng không, thậm chí người ta tính tới cả khu đô thị hàng không. Qua đấy người ta có thể có một kỳ nghỉ dưỡng ngắn, đánh tennis, vào khu trị liệu, bơi… Cảng hàng không làm sao để mở rộng dịch vụ phi hàng không, tạo nên hấp dẫn cho hành khách qua đây. Chúng ta phải tính toán tất cả những cái đó, làm sao để có điều kiện mở ra sự khác biệt.

Bên cạnh đó, yêu cầu sự kết nối hạ tầng phải đồng bộ, vào đó không chỉ có đường cao tốc mà còn có đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia… Du khách quốc tế đến đây và muốn đi thăm quan các địa danh khác không nhất thiết phải đi máy bay mà người ta có thể sử dụng đường sắt, đường bộ….Chính yếu tố kết nối này sẽ giúp thu hút hành khách và tạo vị thế cho sân bay Long Thành.

Sân bay Long Thành: “Ngân sách có thể lo được”

Nguyệt Quế

huongtt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên