MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà nước vẫn nắm giữ quá nhiều "quyền”?

Theo lộ trình, trong năm 2014-2015, tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện cổ phần hóa (CPH) 3 doanh nghiệp (DN), nhưng Nhà nước vẫn giữ trên 50% vốn điều lệ.

Tỉnh này đã thực hiện CPH 3 DN, song ở những DN này đang gặp vướng mắc trong việc tăng vốn điều lệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.

3 DN phải CPH

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính - cho biết, đến thời điểm này, tỉnh đã CPH 3 DN, gồm: Cty Sông Mã (Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ), Nhà in báo Thanh Hóa, Cty Thương mại miền núi và chuyển Cty TNHH MTV Thống Nhất sang mô hình hai thành viên.

Trong khi đó, văn bản 1959/TTg-ĐMDN của Chính phủ ban hành ngày 27.10.2011 về phương án sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa quản lý giai đoạn 2011-2015 ghi rõ, 6 DN phải CPH. Như vậy, chưa đầy 2 năm tới, tỉnh này phải CPH tiếp 3 DN gồm: Cty TNHH MTV đầu tư phát triển hạ tầng, Cty TNHH MTV cấp nước, Cty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị.

Ngay trong số 3 DN đã CPH mà ông Nguyễn Ngọc Dũng nêu ra, thì 1 trong số đó không nằm trong danh sách theo công văn 1959/TTg-ĐMDN, đó là Nhà in báo Thanh Hóa.

Tại cuộc họp với các sở, ngành liên quan, đại diện 19 DNNN về vấn đề CPH vào đầu tháng 4.2014, ông Nguyễn Đình Xứng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - tỏ rõ quan điểm, nếu DN nào chậm trễ hoặc cố tình kéo dài thời gian, không tiến hành CPH đúng lộ trình thì tỉnh sẽ luân chuyển lãnh đạo của DN đó sang vị trí công tác mới.

Khó tăng vốn điều lệ

Qua tìm hiểu cho thấy đối với DN, Nhà nước còn giữ lại trên 50% vốn điều lệ khi đã CPH xong đang gặp khó khăn trong việc muốn mở rộng sản xuất, tăng vốn điều lệ.

Ông Nguyễn Đình Tự - Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ Cty thương mại miền núi - cho biết: Sau khi CPH, phía DN vào mua CP tại Cty có sự hợp tác tốt đối với bộ máy của quản lý nguồn vốn nhà nước để phát triển sản xuất. Gần như toàn bộ hơn 300 LĐ hiện nay đều làm việc tại Cty này từ trước khi CPH. Tuy nhiên, DN gặp khó khăn khi muốn tăng vốn điều lệ để mở rộng SXKD, tạo nhiều việc làm cho NLĐ.

“Toàn bộ Cty có tổng tài sản 86 tỉ đồng, trong đó 56 tỉ đồng là tài sản cố định. Nguồn vốn lưu động phục vụ việc kinh doanh hạn hẹp. Phía đối tác mua CP lại muốn tăng vốn điều lệ, đó là mong muốn chính đáng nhưng cơ quan chức năng của tỉnh cho rằng việc tăng vốn điều lệ đối với trên 51% CP do Nhà nước nắm giữ là không cần thiết. Trong khi, DNNN chuyển sang CPH nghĩa là Nhà nước muốn thoái bớt vốn”, theo ông Tự.

Theo Anh Tuấn

cucpth

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên