Nhiều loại phí, lệ phí nông nghiệp sẽ chuyển sang cơ chế giá
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tiến hành rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, các điều kiện, cắt giảm phí, lệ phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
- 09-03-2016Phát hiện 878 vụ vi phạm sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp
- 29-02-2016Nhập khẩu vật tư nông nghiệp giảm 8%
- 02-10-2015Con gà “cõng” 14 loại phí, hạt lúa chờ “vận may”: Ngành nông nghiệp làm gì để hội nhập?
- 06-08-2015Bỏ các loại phí không cần thiết trong nông nghiệp
- 12-10-2013Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp rẻ nhất so các ngành khác?
Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác cải cách hành chính năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra sáng nay (11/3), tại Hà Nội.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Sông Thao, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, năm 2015, công tác cải cách hành chính của Bộ đã đạt được một số kết quả nhất định đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ và giảm đi những bức xúc của dư luận xã hội (lĩnh vực phí, lệ phí, kiểm dịch thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm…).
Do đó, về cải cách thể chế, năm nay Bộ tiếp tục hoàn thiện trình Quốc hội các dự án Luật Thủy lợi, Thủy sản (sửa đổi), các Pháp lệnh giống cây trồng, giống vật nuôi.
Mặt khác, Bộ sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ sung các văn bản liên quan đến quản lý chuyên ngành như: kiểm dịch, cấp phép, kiểm tra chuyên ngành, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, phí, lệ phí…. tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; rà soát sửa đổi, xây dựng các văn bản, quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh, cung cấp dịch vụ công.
Hội nghị triển khai công tác cải cách hành chính năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Ảnh: Thanh Tâm/Vietnam+)
Theo ông Phạm Văn Hưng, Vụ trưởng Vụ Tài chính, (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Quốc hội đã ban hành Luật phí, lệ phí và sẽ có hiệu lực trong năm tới. Theo đó, Bộ sẽ đề xuất và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính rà soát sửa đổi các Thông tư đã ban hành liên quan đến phí và lệ phí.
"Trên cơ sở xem xét các Luật phí và lệ phí, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp nhiều loại phí và lệ phí sẽ phải chuyển sang cơ chế giá đồng thời đề xuất loại bỏ những Thông tư không còn phù hợp với thực tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuận lợi.
Cơ chế giá này sẽ được thực hiện theo Luật giá, tạo điều kiện tốt hơn, thông thoáng hơn trong quá trình thực hiện. Bởi phí sẽ phải có các cơ quan quản lý nhà nước, còn giá thực hiện theo cơ chế thị trường,” ông Hưng phân tích.
Chỉ đạo tại Hội nghị Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cũng nhấn mạnh, để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính gắn với tái cơ cấu ngành, bên cạnh việc đơn giản hóa thủ tục, cắt bỏ phí, lệ phí thì cần tập trung cải cách tài chính công, hiện đại hóa hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
“Triển khai mở rộng cơ chế hải quan một cửa quốc gia của Bộ và các đơn vị đảm bảo tiến độ, chất lượng, kết nối thông suốt với hệ thống hải quan một cửa quốc gia,” Thứ trưởng Tám nói./.
Về rà soát Danh mục phí, lệ phí lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát từng lĩnh vực.
Qua kết quả ra soát lĩnh vực thú y đề nghị bãi bỏ 14 mục lệ phí và 21 mục phí; lĩnh vực nông lâm thủy sản đề nghị bãi bỏ 59 danh mục, 554 danh mục phí chuyển sang cơ chế giá, 1 danh mục đề nghị sửa đổi, 136 danh mục tiếp tục thực hiện; bổ sung 30 danh mục phí theo các luật mới ban hành và tổng hợp 18 danh mục phí đề nghị dự thảo Dự án Luật phí, lệ phí.
Về danh mục lệ phí: từ 91 danh mục lệ phí đã giảm xuống còn 36 danh mục lệ phí và tổng hợp thành 5 danh mục lệ phí đề nghị đưa vào khi dự thảo dự án Luật phí, lệ phí.
Vietnam+