Nhìn lại kết quả cổ phần hóa DNNN trong Quý I
Trong tổng số 4.100 DNNN đã cổ phần hóa thì có tới 1.050 doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán, còn lại là đăng ký thành công ty đại chúng.
Cụ thể, Nhà nước đã thu vốn từ Tổng Công ty tư vấn thiết kế Giao thông vận tải được 56,8 tỷ đồng sau khi IPO thành công toàn bộ số cổ phần mang ra đấu giá với giá đấu thầu bình quân là 21.848 đồng/cổ phiếu (gấp hơn 2 lần giá khởi điểm).
Thành công tiếp tục diễn ra ở các Tổng Công ty khác như Tổng Công ty xây dựng đường thủy (Nhà nước thu về 91 tỷđồng), Cienco 4 (226,5 tỷ đồng), Tổng Công ty xây dựng Thăng Long (gần 258,5 tỷ đồng), Cienco 1 (gần 162 tỷ đồng).
Bốn doanh nghiệp còn lại của ngành Giao thông không bán hết được số cổ phần mà Nhà nước không muốn nắm giữ là Cienco 5 (bán được 13,4% tổng số cổ phần phát hành lần đầu), Tổng Công ty vận tải thủy (36,3%), Cienco 6 (4%) và gần đây nhất là “anh cả” của ngành cơ khí ô tô Việt Nam - Vinamotor (3%).
Ở Bộ Xây dựng, cả 4 Tổng Công ty không hoàn thành IPO, mặc dù trong số này có cái tên Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera (mới bán được 25,3% tổng số cổ phần phát hành lần đầu).
Đối với các Tổng công ty hoàn thành kế hoạch IPO, ông Phạm Viết Muôn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, cho rằng thành công là nhờ trước khi IPO, các doanh nghiệp này đã lựa chọn được các nhà đầu tư chiến lược. Còn lại đối với các tổng công ty Nhà nước chưa IPO thành công đều do chưa tìm được đối tác chiến lược.
Theo lãnh đạo một số Tổng Công ty Nhà nước, sau khi định giá xong tài sản của doanh nghiệp, ai cũng mong muốn tìm được các đối tác chiến lược có đồng thời các yếu tố tiềm lực tài chính, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tương ứng với trình độ cao và sẵn có thị trường. Đáp ứng tiêu chí này thường là các nhà đầu tư đến từ nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp đã IPO thành công vừa qua đều đã tìm được những nhà đầu tư kiểu này, và sắp tới có thể có cả Viglacera.
Tuy nhiên, qua trao đổi, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng các nhà đầu tư ở trong nước cũng không phải là không có tiềm năng để đáp ứng yêu cầu mở rộng quản trị, phát triển sản xuất các DNNN sau cổ phần hóa. Để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có chất lượng (bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và ở nước ngoài) tham gia vào tái cơ cấu DNNN, ông Võ Trí Thành cho rằng cần thực hiện minh bạch mọi thông tin và giám sát chặt chẽ quá trình cổ phần hóa.
Đánh giá hoạt động IPO trong Quý I/2014, nhất là từ sau khi Hội nghị tái cơ cấu DNNN diễn ra trung tuần tháng 2 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng kết quả trên là khả quan, sẽ xóa đi tâm lý e ngại thị trường chứng khoán, tài chính còn yếu nên khó bán cổ phần của Nhà nước (trước đó từ năm 2011-2013 cả nước mới chỉ cổ phần được 99 DNNN).
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng cho rằng tưtưởng cổ phần hóa DNNN thể hiện trong các văn kiện củaĐảng đã thông suốt, hệ thống văn bản quy định cho tái cơ cấu DNNN dần được hoàn thiện và sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương sẽ thúc đẩy cổ phần hóa Nhà nước từ nay tới 2015.
Trởlại trường hợp 8 Tổng Công ty chưa IPO thành công từ đầu năm đến nay, điều quan trọng là sau IPO, hình thức sở hữu ở các doanh nghiệp sẽ đa dạng, và đều phải chuyển sang công ty cổ phần sẽ giúp đổi mới quản trị và giám sát hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn so với trước đây. Điều này cũng sẽ tác động tích cực tới kết quả bán cổ phần ra công chúng ở những lần tiếp theo.
Theo Bộ Tài chính, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều thực hiện nghiêm chỉnh việc minh bạch thông tin. Trong tổng số 4.100 DNNN đã cổ phần hóa thì có tới 1.050 doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán, còn lại là đăng ký thành công ty đại chúng.
Lãnh đạo BộTài chính cũng cho biết trong tháng 4/2014, BộTài chính sẽtrình cấp cóthẩm quyền phêduyệt Quyếtđịnh thể chế hóa Nghị quyết số 15 của Chính phủ về các giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo Thành Chung