MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Sản lượng khách” không phải là thước đo thành công của ngành du lịch

Việt Nam đang theo đuổi một chiến lược phát triển du lịch không đáp ứng được yêu cầu thời đại. Nghĩa là một tầm nhìn hạn hẹp, một tư duy manh mún, ngắn hạn.

PGS.TS Trần Đình Thiên
PGS.TS Trần Đình Thiên
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
83 bài viết

Đã từng được nhận diện một cách đúng đắn là “ngành mũi nhọn” (duy nhất trong cơ cấu kinh tế), song du lịch Việt Nam đã không phát triển được như mong đợi, đã không thay đổi được đẳng cấp phát triển trong suốt 30 năm và cũng chưa thấy những dấu hiệu rõ ràng về một sự thay đổi như vậy.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên thẳng thắn chỉ ra rằng: Việt Nam đang theo đuổi một chiến lược phát triển du lịch không đáp ứng được yêu cầu thời đại. Nghĩa là một tầm nhìn hạn hẹp, một tư duy manh mún, ngắn hạn.

Vậy theo ông ngành du lịch cần có cách tiếp cận mới như thế nào?

Trước hết, phải trở lại từ đầu quan niện về chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực hiện một ngành mũi nhọn trong cấu trúc kinh tế - một cách thực tiễn. Định nghĩa là định hướng hành động quốc gia chứ không phải thỏa mãn về mặt ngôn từ.

Trong thế giới hiện đại điều gì có thể làm cho ngành du lịch đóng vai “mũi nhọn” ở Việt Nam, thưa ông?

Lợi thế phát triển du lịch của Việt Nam rất lớn và rất căn bản. Đó là lợi thế đi sau và nguồn tài nguyên du lịch nhiều, đặc sắc, đẳng cấp, khả năng kết nối cao.

Một bộ phận không nhỏ trong số này là những lợi thế tuyệt đối (lợi thế đi sau, nhiều bãi biển đẹp loại nhất thế giới như: Lăng Cô, Nha Trang, Phú Quốc, nhiều di sản văn hóa đẳng cấp thế giới – Vịnh Hạ Long, hang Sơn Đòong, tháp Mỹ Sơn… Ẩm thực Việt Nam cũng thuộc loại đặc sắc, có sức chinh phục rất lớn).

Những lợi thế này lâu nay vẫn có nhưng do không gắn với hội nhập quốc tế nên không thể phát huy, vẫn cứ là tiềm năng tự có.

Quan điểm về lợi thế, tài nguyên du lịch của Việt Nam trong môi trường hội nhập cẩn phải thay đổi căn bản, phải coi đây là tài sản thuộc về loài người, không phải của riêng Việt Nam;

Chúng ta phải biết biến tiềm năng đó thành lợi ích hiện thực, ở cấp độ xứng tầm “hạng nhất thế giới”.

Ai cũng biết và hiểu điều đó nhưng dường như để”biến” được như ông nói lại không hề đơn giản chút nào?

Đúng thế. Để làm được điều đó Việt Nam phải thay đổi tư duy chiến lược phát triển du lịch với định hướng ngay từ đầu là xây dựng một ngành du lịch đẳng cấp cao vượt trội (chí ít cũng là so với thực trạng hiện nay của nó hoặc hơn thế, vượt lên để liên kết và cạnh tranh cùng thắng với các nước trong khu vực).

Cần phải nhanh chóng vượt qua tư duy phát triển du lịch hiện nay, lấy “sản lượng khách” làm thước đo thành công chủ yếu mà thay vào đó là hướng đến chất lượng khách, dịch vụ và sản phẩm phục vụ đẳng cấp cao.

Đẳng cấp du lịch được định vị bằng nhiều tiêu chí. Sự khác biệt và mức độ thỏa mãn khách là hai thước đo quan trọng, mang tính kết tinh. Du lịch Việt Nam đang thiếu nền tảng để hai thước đo này phát huy tác dụng.

Sự nghèo nàn, tính đơn điệu và trình độ chuyên nghiệp thấp hầu như ở tất cả các điểm đến du lịch đã làm mờ tính đặc sắc tiềm năng của du lịch Việt Nam.

Có lẽ cảm giác “tưởng thế nào, chỉ cso thế thôi à” phải là rất sâu đậm trong ấn tượng của đa số du khách khi họ rời Việt Nam. Không phải tình cờ mà như số liệu của một cuộc điều tra nào đó cho thấy 80 – 85% số khách du lịch đến và rời Việt Nam (có thể hơn thế) với tình thần “một đi không trở lại”.

Nói như vậy thì phải chăng chúng ta đang “phung phí” tài nguyên du lịch, đúng không thưa ông?

Có thể hiểu là như thế. Và những yếu tố cốt lõi làm phung phí tài nguyên du lịch của Việt Nam có thể kể đến đó là:

Thứ nhất, chiến lược phát triển du lịch còn thiếu tầm nhìn “tiến vượt” và thiếu tư duy đột phá. Cách tiếp cận phát triển du lịch hiện đại với hai thành tố định hướng cốt lõi là “khác biệt” và “đẳng cấp” nhằm mang lại sự tận hưởng cho du khách chưa được quán triệt.

Thứ hai, hạ tầng du lịch yếu kém và chậm được nâng cấp, cải thiện, không kết nối với nhau thành một hệ thống quốc gia – bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng chính sách. Ví dụ như chính sách miễn thị thực, chính sách ưu tiên du lịch – hàng không…

Thứ ba, cách làm du lịch hiện nay của Việt Nam manh mún, chia cắt, thiết tính liên kết, đi ngược lại với chính sách logic tồn tại của ngành du lịch. Đặc biệt, chủ nghĩa cục bộ địa phương đang là yếu tố triệt tiêu thế mạnh du lịch Quốc gia của Việt Nam.

Thứ tư, du lịch Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp và những yêu cầu văn hóa du lịch tối thiểu – sự đàng hoàng, tính thân thiện, hiếu khác và trình độ chuyên môn của người làm du lịch để mỗi nơi đến là một địa chỉ “đáng sống” và “đáng yêu”. Đây là điểm yếu nhất cũng như khó giải quyết và tốn nhiều thời gian của du lịch Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Khánh Nhi (thực hiện)

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên