MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tái cơ cấu kinh tế: "3 năm gỡ rối chưa xong"

TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, đánh giá: Chúng ta mới đi mon men bên ngoài, chưa thực chất đi vào guồng tái cơ cấu.

Ngày 21-5, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo Giám sát và đánh giá thực hiện chương trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế.

Đánh giá mặt được của quá trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam 2011-2014, ông Nguyễn Tú Anh, Phó Trưởng Ban chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) cho rằng: Kinh tế vĩ mô liên tục được giữ vững; Chỉ số an toàn quốc gia được nâng cao; Môi trường kinh doanh có sự cải thiện; Hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, năng suất nhân tố tổng hợp đã được cải thiện đáng kể...

Còn mặt hạn chế, theo ông Nguyễn Tú Anh, đó là tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở siết chặt kỷ luật đầu tư công chứ chưa tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí đầu tư. Ngoài ra, tốc độ cổ phần hóa vẫn còn chậm, những ưu đãi cho DNNN vẫn đang là yếu tố làm méo mó thị trường. Quá trình xử lý nợ xấu kéo dài và chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay vẫn còn cao...

TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho rằng: Chúng ta mới đi mon men vào tái cơ cấu, chưa thực chất đi vào guồng tái cơ cấu. Tái cơ cấu vẫn trên nền tư duy cũ và chúng ta chưa rõ mô hình tăng trưởng đã thay đổi được gì chưa?

"Chúng ta mới chỉ thực sự gỡ rối trước mắt, mà 3 năm rồi việc gỡ rối vẫn chưa xong. Tái cơ cấu nhìn chung còn rất chậm" - TS Lưu Bích Hồ nói.

Ông Lưu Bích Hồ chia sẻ: "Môi trường kinh doanh đúng là đã có sự cải thiện, nhất là vừa qua Chính phủ đề ra chương trình cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nhưng chúng ta đừng chủ quan. Thủ tướng đặt ra mục tiêu năm 2016 môi trường kinh doanh Việt Nam phải bằng top 4 trong ASEAN. Đây là điều dứt khoát phải làm, không thể thua Lào và Campuchia".

TS Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia bày tỏ nhiều nỗi băn khoăn khi đánh giá quá trình tái cơ cấu. TS Lê Đình Ân chia sẻ: Tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức năm ngoái, nhiều học giả cho rằng tái cấu trúc chưa đi đến đâu, thậm chí có diễn giả đề nghị bàn lại từ đầu. Thế nhưng tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân vừa qua, lại có ý kiến cho rằng tái cơ cấu đang đi đúng hướng.

Các chuyên gia cũng cho rằng báo cáo của Ban chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) đưa ra cần được đánh giá lại một cách toàn diện hơn.

Tái cơ cấu DNNN còn nhiều điểm nghẽn

Theo Lương Bằng

Báo Hải quan

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên