MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tăng tuổi hưu có lợi ích nhóm không?

Theo bà Louise Chamberlain, giám đốc UNDP tại Việt Nam, một trong những rào cản đối với nữ giới khi phấn đấu trở thành lãnh đạo ở Việt Nam chính là sự phân biệt đối xử về tuổi nghỉ hưu.

Ngày 27/2,Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Ngoại giao và UNDP tại Việt Nam tổ chứcở Hà Nộihội thảo"Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ với phát triển bền vững và hội nhập quốc tế".

Bộ luật lao động được Quốc hội sửa đổi và thông qua năm 2012 sẽ có hiệu lực từ tháng 5 tới. Trong đó quy định tuổi nghỉ hưu của nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi. Đồng thời quy định: người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm.

Trong quá trình xây dựng nghị định hướng dẫn nội dung nêu trên, các bộ liên quan đề xuất hai phương án: thứ nhất, việc kéo dài thời gian làm việc được áp dụng đối với người lao động (cả nam và nữ); thứ hai, chỉ áp dụng đối với lao động nữ.

Đối tượng kéo dài thời gian làm việc cũng nêu phương án: người giữ chức vụ từ vụ trưởng, vụ phó hoặc tương đương; lãnh đạo tập đoàn kinh tế nhà nước chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc...).

Đề cập ý kiến trong dư luận cho rằng việc kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với một số đối tượng như vậy có phải là biểu hiện “lợi ích nhóm” hay không, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long - nói: “Tôi nghĩ rằng làm việc sau tuổi 55 là nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, còn phải tiếp tục đóng góp khi Đảng và Nhà nước cần thì tiếp tục làm”.

Tiếp tục nêu vấn đề “vậy nếu người quản lý có năng lực yếu, uy tín thấp hoặc không đủ sức khỏe mà lại được kéo dài tuổi nghỉ hưu nghĩa là tiếp tục làm thì như thế nào?”, bà Thịnh dẫn ý kiến của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (được ban tổ chức công bố tại hội thảo - PV) như một trong những giải pháp quan trọng, đó là: “Khi phụ nữ không sử dụng quyền nghỉ hưu ở độ tuổi ưu tiên là 50 hoặc 55 thì việc tham gia quản lý cần phải rà soát và lấy phiếu tín nhiệm, đánh giá năng lực rồi mới quyết định việc có (cho) tham gia quản lý hay không”.

Bà Thịnh bổ sung đã có quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy cũng như cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể. Như vậy đối với các bộ, ngành sẽ tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với lãnh đạo từ cấp cục và tương đương, còn đối với địa phương là lãnh đạo từ cấp sở, cấp huyện... Người nào có hai năm liên tiếp tín nhiệm thấp hoặc có 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cơ quan phải xem xét lại việc quy hoạch, bổ nhiệm, thậm chí miễn nhiệm, sắp xếp lại mà không chờ đến thời gian nghỉ hưu, không chờ hết nhiệm kỳ. “Đây chính là quy định để ràng buộc” - bà Thịnh nói.

Nam nữ cùng nghỉ mới công bằng

Theo quan điểm của bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó chủ nhiệm UB Đối ngoại của QH, sẽ là bất công cho phụ nữ khi phải nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 năm, chưa kể mất 5 năm sinh đẻ, cơ hội nghề nghiệp vì thế giảm đi.

"Với quy định tuổi nghỉ hưu 55 như hiện nay, chị em chưa kịp cất cánh thì đã phải hạ cánh. Và trong khoảng 30 năm làm việc cống hiến thì phụ nữ đã mất 5 năm để sinh đẻ... Cả nam và nữ cùng nghỉ mới đảm bảo công bằng"- bà Ninh phát biểu.

Ảnh minh họa: Bình Minh

Theo bà Louise Chamberlain, giám đốc UNDP tại Việt Nam, một trong những rào cản đối với nữ giới khi phấn đấu trở thành lãnh đạo ở Việt Nam chính là sự phân biệt đối xử về tuổi nghỉ hưu.

Lo vỡ quỹ lương hưu?

Theo ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu "dân số vàng". Việc tăng tuổi nghỉ hưu là phát huy lợi thế này, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội trước tình hình quỹ BHXH ngày càng khó trong việc chi trả lương hưu.

Theo số liệu từ cơ quan bảo hiểm xã hội thì 20 năm đóng bảo hiểm chỉ đủ chi trả trong 7-8 năm lương hưu, trong khi đó hiện nay ở Việt Nam nhóm từ 60 tuổi sẽ có tuổi thọ trung bình thêm 20 năm đối với nam, 23 năm đối với nữ.

“Như vậy đối với nam nếu đóng bảo hiểm trong 32,5 năm chỉ đủ để bảo hiểm trả lương hưu 13 năm, 12 năm còn lại không đủ trả lương. Tương tự, đối với nữ đóng bảo hiểm trong 29,5 năm chỉ đủ bảo hiểm trả lương hưu 12 năm, còn 19,5 năm không đủ trả lương. Có thể thấy trước nguy cơ vỡ quỹ lương hưu, không vỡ mới lạ, nếu chúng ta không có giải pháp".

Theo Anh Thư

Vietnamnet

thunm

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên