MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Trực tiếp] Tọa đàm về Khai thác tài nguyên khoáng sản

Buổi tọa đàm trực tuyến: “Khai thác tài nguyên khoáng sản: minh bạch và hiệu quả” đã giải đáp các khúc mắc của người dân, doanh nghiệp và bóc tách các vấn đề nóng của ngành.

Sáng nay, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến: “Khai thác tài nguyên khoáng sản: minh bạch và hiệu quả”.

Cuộc Toạ đàm tập trung trao đổi, thảo luận xoay quanh các nhóm vấn đề như: Chính sách quản trị tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam; thực trạng thực hiện chính sách quản trị khoáng sản; những giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam.

Đến tham dự và chủ trì chương trình là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng đại diện lãnh đạo Bộ Công thương.

Tài liệu giám sát nguồn cho thấy, các loại khoáng sản khác của VN không có số liệu do Viện giám sát nguồn thu thống kê, nhưng cũng cho thấy việc giám sát nguồn thu khoáng sản phải minh bạch hơn.

Sự minh bạch trong quản trị doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực đều cần phải được nâng cao. Bản thân sự không minh bạch trong khai thác khoáng sản cũng ý thức trong Nghị quyết 02 của Bộ công thương. Trong luật khoáng sản mới 2010, tính minh bạch đang dần được cải thiện.

Thưa các ông, tiêu chí đánh giá tính minh bạch của ngành khoáng sản là gì?

Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Linh Ngọc: Than, dầu khí có giá thành minh bạch còn khoáng sản rắn đang khai thác hiện nay chỉ là nguyên liệu đầu vào. Ví dụ 2 tấn đá vôi chỉ có 100.000 VND thôi nhưng làm ra 1 tấn xi măng có giá không thấp. Hiện nay Thủ tướng đã giao cho Bộ Công thương và Bộ TNMT để nâng cao tính minh bạch.

Ông Nguyễn Mạnh Quân- Bộ Công thương: Đó là chỉ số quản trị yếu kém. Nguyên nhân thực tế là công tác điều tra cơ bản để xác định tiềm năng. Theo thống kê từ 2002-2012, việc điều tra cơ bản được thực hiện bằng vốn ngân sách. So với nhu cầu của Bộ TNMT chỉ đáp ứng được 40%. Điều tra cơ bản không tốt thì không thể khai thác tốt.

Về vấn đề quy hoạch chồng lấn gây sức ép trong khai thác thì ra sao?

Ông Nguyễn Mạnh Quân: quy hoạch điều tra cơ bản về địa chất do Bộ Tài nguyên-Môi trường quy hoạch kiểm duyệt.

Các loại khoáng sản còn lại do Bộ công thương lập và kiểm duyệt. Theo yêu cầu và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đã lập và được phê duyệt 38 loại khoáng sản.

Nội dung của quy hoạch: mục tiêu, quan điểm, giải pháp, cơ chế chính sách, danh mục tài nguyên khoáng sản (TNKS). Trên cơ sở danh mục đó, bộ cấp phép phê duyệt các loại TNKS được phép khai thác.

Tồn tại và yếu kém của công tác lập kế hoạch:

-Cơ sở đầu vào: điều tra cơ bản tỷ lệ hoàn thành so với mục tiêu đề ra chỉ đạt 40% do vốn ít. Rút kinh nghiệm từ luật trước đây, Luật KS mới huy động thêm vốn từ các DN.

- Tiến độ lập quy hoạch có những điểm hạn chế do quy hoạch KS phức tạp. Nhiều KS quy mô rộng lớn, nằm ở nhiều địa phương, việc khai thác rất phức tạp. Quy hoạch còn chồng lấn giữa trung ương và địa phương. Nhiều dự án TW chưa phê duyệt thì địa phương đã phê duyệt.

-Quy hoạch thăm dò khai thác chưa gắn chặt với quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường.

Có nhiều mảng lớn do TW cấp phép thì địa phương lách luật bằng cách chia nhỏ và cấp phép.

Ông Nguyễn Linh Ngọc: Về việc chia mỏ lớn thành mỏ nhỏ thì hiện nay không còn tình trạng này nhờ Luật khoáng sản 2010. Cái khó nhất hiện nay là công tác điều tra cơ bản. Tất cả mọi thứ đều phải qua điều tra cơ bản, thăm dò xác định trữ lượng và được tỉnh hoặc TW phê duyệt.

Nhưng có hiện tượng: khi phát hiện ra 1 mỏ thì địa phương đề xuất điều tra nhưng TW không có kinh phí điều tra, thì chuyển cho DN làm. Tuy nhiên DN chỉ điều tra 1, 2 ha. Chúng tôi không phê duyệt chuyện đấy, để tránh hiện tượng chia nhỏ mỏ. Phải yêu cầu DN điều tra cả diện tích lớn.

Trước đây, quan điểm nhà nước là mở cửa kêu gọi đầu tư. Đến 2010, sửa luật, quan điểm mới là phát triển bền vững nên phải co lại. Xem xét tất cả các mặt về lợi ích kinh tế, môi trường, an ninh chính trị.

Về việc một nửa trong số 957 giấy phép được địa phương cấp từ 2001-2012 không đúng quy định, ông có thể cho biết thêm?

Ông Nguyễn Linh Ngọc: Thời điểm chuyển tiếp giữa 2 luật, những hồ sơ tồn đọng đang tiếp tục được giải quyết. Nguyên nhân là do luật không đầy đủ, thứ 2 là do sự nôn nóng của địa phương. Trách nhiệm của Bộ TNMT là công tác tham mưu và tuyên truyền còn yếu kém. Nhận thức được điều này, Bộ đã tăng cường công tác kiểm tra tuyên truyền để nâng cao năng lực quản lý.

Việc cấp giấy phép khai thác ồ ạt dẫn đến việc tồn kho lớn. Chủ trương Nhà nước là hạn chế tối đa xuất thô khoáng sản, DN thiếu nguyên liệu sản xuất thì ra sao?

Ông Nguyễn Linh Ngọc: Trình tự quy định thì việc cấp giấy phép khai thác là căn cứ vào quy hoạch. Nếu việc cấp giấy phép khiến cung vượt cầu thì là do quy hoạch. Trong thời gian qua, tiến độ đầu tư dự án rất chậm.

Nguyên nhân khách quan là khủng hoảng kinh tế. Là việc các đối tác sở hữu công nghệ không chuyển giao. Vì thế tiến độ đầu tư các DA chế biến sâu khoáng sản chậm.

Bộ Công thương không cấp phép XK khoáng sản thô. Khoáng sản là mặt hàng không hạn chế xuất khẩu. Tuy nhiên trong TT08 và TT41 vừa qua, tất cả các loại KS có đủ điều kiện XK (đã qua chế biến). Ví dụ tinh quặng đồng hàm lượng 18% mới được xuất khẩu. Căn cứ chủ trương nhà nước, xác định KS không có nhiều nên pải ưu tiên cho DN nhà nước để tạo giá trị cao hơn.

Thực tế: khoáng sản chế biến sâu nhưng chưa chắc giá trị cao hơn. Do công nghệ lạc hậu khiến cho càng làm ra càng lỗ. KS trên thế giới có nhiều nước có nền CN KS. Làm ra cái gì có hiệu quả nhất thì làm. Đề xuất tăng thuế XK KS lên cao (30-40%).

Vừa qua CP chấp thuận XK KS chủ yếu là giải pháp tình thế. Các hộ SX khó khăn quá, dư thừa rất nhiều quặng sắt. Các DN khai khoáng tồn kho lớn, trước mắt không có nhu cầu sử dụng thì cho phép XK, nhưng chỉ xuất hàng tồn kho.

Về lâu dài phải thực hiện theo TT 41, chỉ có 10 loại Khoáng sản được xuất khẩu.

Gần đây, báo SGGP nêu thực tế di tích quốc gia chùa Hương Tích bị biến thành ao hồ do khai thác phá di tích. Ai sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này?

Ông Nguyễn Linh Ngọc: Đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương, khi cấp phép bao giờ cũng phải xét “đây có phải là khu vực cấm không”. Khi có câu trả lời “không phải” thì mới cấp phép.

Thế còn đã có chế tài nào xử phạt những doanh nghiệp khai thác nhưng chưa thực hiện cam kết trách nhiệm xã hội của mình?

Ông Nguyễn Linh Ngọc: Các DN không chấp hành nộp các khoản thu cho NN là do lỗi 2 phía. Lỗi DN là do ý thức, trách nhiệm của DN. Lỗi NN là chưa có chế tài nghiêm minh mang tính chất răn đe có tác dụng. Bên cạnh đó chưa có cơ chế đồng bộ để DN thực hiện trách nhiệm của mình.

Ví dụ: hỗ trợ lễ hội, trường học, hộ nghèo… nhưng chi phí này không được tính vào chi phí giá thành.

Trong những năm gần đây, khai thác KS chịu nhiều ảnh hưởng của thay đổi cơ chế chính sách. Xuất khẩu khoáng sản thuế suất 0%, phí môi trường hầu như không có trong khi giờ đây mọi thứ đều tăng rất cao. DN còn phải đóng tiền “cấp quyền khai thác KS”. Khoáng sản càng khai thác xuống sâu càng khó khăn thì chi phí càng cao. DN không còn nguồn để đóng góp cho trách nhiệm xã hội và buộc phải “trốn”.

Có những DN có lãi nhưng cũng trốn. Đó là do chế tài. Ở Việt Nam chưa bao giờ xử lý hình sự những trường hợp này.

Trang Minh-Thanh Hiên

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên