MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TS. Trần Đình Bá: “Cục Hàng không vẫn đang tìm mọi cách ngăn cản đường bay vàng”

TS. Trần Đình Bá đã cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên chúng tôi.

Tại buổi hội đàm mới đây giữa Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng với Phó thủ tướng Vương quốc Campuchia Sok An, hai bên đã nhất trí việc thiết lập đường bay thẳng Hà Nội - TP. HCM qua không phận Campuchia và giao cho các cơ quan liên quan nghiên cứu việc triển khai cụ thể.

Trước đó, Việt Nam và Lào cũng đã thống nhất về nguyên tắc việc mở đường bay thẳng này qua không phận Lào.

Ngay sau khi thông tin trên được công bố chính thức, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Đình Bá (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam), người từng đề xuất đề án đường bay thẳng hay còn gọi là “đường bay vàng” này năm 2012.

Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa chính thức yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ tái nghiên cứu đề án “đường bay vàng” theo đề xuất đã từng bị bác bỏ của ông năm 2012. Ông nghĩ gì về quyết định này của Bộ trưởng Thăng và những lý do Cục hàng không Việt Nam đưa ra để bác bỏ đề xuất của ông năm 2012?

TS. Trần Đình Bá:Tôi nghĩ không chỉ tôi mà rất nhiều người cảm thấy vui mừng trước sự quyết liệt của Bộ trưởng Thăng trong việc chỉ đạo thiết lập đường bay thẳng Hà Nội - TP. HCM qua không phận 3 nước.

Việc này mở ra một triển vọng mới cho sự hợp tác hàng không của ba nước Đông Dương, phù hợp với Hiệp định “Bầu trời mở rộng ASEAN” nhằm khai thác tài nguyên không gian phục vụ hòa bình, phát triển và hợp tác bền vững.

Trước đó, đường bay Vàng này đã bị “bức tử” từ giữa tháng 12/2009 gây cú sốc cho các nhà khoa học. Cuối năm 2011 tôi đã dũng cảm tiếp tục nghiên cứu thành một dự án khoa học mang tên: “Dự án hạch toán kinh doanh có lãi cho hàng không Vietnam Airlines theo phương pháp Trần Đình Bá”.

Dự án đã được gữi đến Thủ tướng - Bộ trưởng GTVT. Tôi đã được lãnh đạo Bộ GTVT mời đến trình bày trước các thứ trưởng, cục trưởng, vụ trưởng GTVT vào ngày 13/2/2012.

Tôi đã đưa hết nhiệt tình trí tuệ trình bày bằng phương pháp luận khoa học từ “Tích phân đường” đưa về công thức cho 5 dạng đường bay tổng quát dễ hiểu nhất song nhận được là sự phản bác không thương tiếc từ Cục trưởng Hàng không, các vụ trưởng vận tải, khoa học công nghệ.

Sau hội thảo đó Cục trưởng Cục Hàng không, Vụ trưởng Vận tải ra văn bản đề nghị Bộ trưởng GTVT ra công văn “Ngừng tranh luận dự án này”!

Biết giá trị của một dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao nên Bộ trưởng GTVT đã không ra văn bản đó như muốn để họ phải suy nghĩ lại nhưng tư duy bảo thủ của lãnh đạo Cục Hàng không đã tiếp tục "bức tử" các hãng hàng không.

Với tư duy bảo thủ, không chịu lắng nghe, từ 2009 đến nay Cục Hàng không Việt Nam đã liên tiếp phản bác sáng kiến “đường bay Vàng” khiến cho hàng không ngày càng kiệt quệ nẩy sinh nhiều vấn đề nhức nhối như báo chí đã nêu.

Ngày 11/7/2014 Bộ trưởng Thăng đã chỉ thị Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu đường bay vàng nhưng ông cục trưởng tiếp tục phản bác “đường bay Vàng” và đi nghiên cứu đường bay song song hai chiều riêng biệt giống như đường sắt cao tốc. Tôi cho rằng Cục Hàng không vẫn đang tìm mọi cách ngăn cản đường bay này.

Việc Bộ trưởng “cầm tay chỉ việc” cho Cục trưởng Cục Hàng không, rồi xông pha đi các nước đàm phán thành công là một nỗ lực kịp thời. Các hãng hàng không Việt càng vui khi mở ra đường bay thẳng mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp .

Lợi ích của đường bay vàng này đối với Việt Nam cũng như phía Campuchia, Lào, thưa ông?

Đối với Việt Nam thì tiết kiệm thời gian bay, giảm chi phí sản xuất để tăng vòng tăng chuyến, tăng thị phần vận tải.

Còn với Lào và Campuchia thì thu được lệ phí quá cảnh giống như thuế tài nguyên không gian để nộp vào ngân sách. Trong quan hệ quốc tế là vậy.

Hàng không các nước bay qua bầu trời của nhau là chuyện bình thường. Ở đây Việt Nam - Lào và Camuchia có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, cùng khai thác tài nguyên không gian phục vụ phát triển kinh tế và giao thương.

Đề án về đường bay thẳng của ông năm 2012 cho đến giờ, có thay đổi gì không trong kế hoạch triển khai cũng như các vấn đề liên quan khác?

Tôi bảo vệ quan điểm của mình bằng sơ đồ tính, công thức tính hoàn toàn khoa học mà không phải cộng các đoạn gấp khúc lại để so dài, ngắn như kiểu học sinh tiểu học lớp 3 mà Cục Hàng không áp dụng.

Con số lãng phí 416km mà tôi đưa ra cho đến nay các tiến sỹ ở Cục Hàng không Việt Nam vẫn đang tỏ ra lúng túng vì họ không biết toán tích phân đường trong tính công cơ học để tìm hiệu quả đường đi!

Đường bay hiện nay (màu đỏ) và đường bay thẳng (màu vàng).

Trong dự án đó tôi đã tình được hiệu quả kinh tế của tất cả các đường bay nội địa Việt Nam lãng phí rất lớn như Hà Nội - Phú Quốc, Hà Nội - Cần Thơ, Hải Phòng - TP. HCM, Vinh - Đồng Hới - Huế - Đà Nẵng…đến TP HCM lãng phí rất lớn và kết luận:

Nguyên nhân thất bại của hàng không Việt do hiệu quả kinh tế đường bay trên những quỹ đạo “bà già” có từ rất lâu.

Vì vậy, tôi đã kiến nghị phải khẩn cấp đổi mới hàng không bằng dự án hạch toán có số liệu bằng định lượng chứ không dùng cách nói chung chung, cảm tính theo kiểu “khoảng 9 phút, khoảng 2,5 phút... hay khoảng 200km.

Thưa ông, để triển khai đường bay thẳng này, ngành hàng không sẽ phải chuẩn bị những gì?Và những gì là khó khăn, vướng mắc nhất khi triển khai đường bay này?

Không còn gì vướng mắc cả, Bộ trưởng GTVT đã xắn tay dọn đường, dự án đã có. Vấn đề lập cầu hàng không trên thế giới chỉ 30 giây là xong vì đâu có làm cầu hầm gì. Vật cản lớn nhất ở đây là tư duy bảo thủ của Cục Hàng không. Họ phải có trách nhiệm đảm bảo điều hành không lưu và an toàn bay, các bước triển khai kỹ thuật khác.

Công nghệ hàng không thế giới tiến bộ vượt bậc, điều hành không lưu bằng vệ tinh thì Cục Hàng không không có lý do gì mà kêu khó khăn cả.

Việc cần làm bây giờ là nhanh chóng áp dụng ngay “đường bay thẳng” để tăng hiệu quả khai thác, giảm thua lỗ do chi phí tăng của hàng không nội địa.

Ông có thể chia sẻ đôi điều về những suy nghĩ, nhận xét của ông về hàng không nước nhà?

Hàng không là một ngành khoa học công nghệ quan trọng đặc biệt, trên cả công nghệ đường sắt, hàng hải, kiến trúc, xây dựng, điện lực… Hàng không là biểu tượng quốc gia về vị thế chính trị, tiềm lực kinh tế - quốc phòng và tiến bộ khoa học công nghệ, lại đòi hỏi độ chính xác an toàn rất cao.

Vì vậy đội ngũ hàng không phải chọn được những tiến sỹ hàng không có chuyên môn giỏi, được tuyển chọn trong số 100 tiến sỹ hàng không nước nhà để đưa hàng không Việt xứng tầm với vị thế Việt Nam.

Hiện đường bay vòng hiện nay đang “đốt” trên 300 triệu USD mỗi năm vốn liếng của các hãng hàng không trên đường bay nội địa.

Cần phải trển khai nhanh “đường bay vàng” sớm ngày nào thì càng tốt ngày đó vì mỗi ngày chúng ta đang lãng phí gần 1 triệu USD.

Theo ông hướng xử lý việc đường bay này phải qua Lào và Campuchia mà theo quy định của quốc tế là phải trở thành đường bay quốc tế, trong khi đây chỉ là đường bay nội địa của Việt Nam? Vấn đề này tổ chức hàng không quốc tế có chấp nhận khi Việt Nam đăng ký lại tuyến bay của đường bay này để định danh trên bầu trời?

Máy bay chỉ bay qua trên bầu trời chứ có dừng lại sân bay của họ để làm thủ tục gì đâu mà gọi là đường bay quốc tế.

Quan điểm này là cổ hủ trước xu thế hội nhập toàn cầu. Đó là nguyên nhân kìm hãm bóp chết sự nghiệp hàng không nước nhà.

Tổ chức Hàng không quốc tế dân dụng khuyến khích các nước mở rộng bầu trời để bay thẳng, tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, tôi tin họ sẽ khen chúng ta nữa là khác.

>>>Lập "đường bay vàng" qua không phận Campuchia

Theo Nguyễn Mạnh

cucpth

Bizlive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên