MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam đang trở thành cứ điểm sản xuất hàng đầu Đông Nam Á?

Trên chặng đường phát triển sắp tới, Việt Nam vẫn luôn chú trọng tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong gần một thâp kỷ qua, với tốc độ phát triển nhanh chóng, Việt Nam đang dần vươn lên trở thành một "cỗ máy sản xuất" toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo nhận định của một số nhà kinh tế học, có rất nhiều điểm tương đồng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam và Trung Quốc. Và đây cũng là một dấu hiệu cho thấy, Việt Nam đang nằm trong lộ trình tăng trưởng bền vững.

Ba năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nhà sản xuất lớn trên thế giới chuyển địa bàn hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam trong nỗ lực nhằm giảm chi phí lao động và môi trường pháp lý phức tạp tại Trung Quốc. Nhiều nhà đầu tư cho biết, họ tìm đến Việt Nam vì môi trường đầu tư hấp dẫn, chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp nước ngoài, nguồn lao động dồi dào và chi phí nhân công rẻ.

Tính đến nay, nhiều nhà sản xuất công nghệ hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam thay thế Trung Quốc như Samsung, LG, Nokia, Intel , Canon … Đặc biệt là Samsung Electronic, với 2 nhà máy lớn tại miền Bắc Việt Nam (nhà máy Samsung Bắc Ninh và nhà máy Samsung Thái Nguyên) đã mang lại tốc độ tăng trưởng vượt bậc và đóng góp tỷ trọng lớn vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. 

Ban đầu chỉ là một địa điểm lắp ráp, Samsung đã tăng cường đầu tư sản xuất linh kiện và điện thoại tại Việt Nam. Nhờ Samsung, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện thoại của Việt Nam ngày càng tăng cao và đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trên đà phát triển đó, Samsung tiếp tục rót vốn đầu tư vào nhà máy thứ 3 ở Việt Nam tại Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh và hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

                              Samsung chuẩn bị xây nhà máy sản xuất thứ ba tại Việt Nam

Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ đầu năm 2014 đến ngày 20/9/2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 11,18 tỷ USD. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn 7,7 tỷ USD, chiếm gần 68,9% tổng số vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm. Đứng thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD, chiếm gần 11%. Tiếp theo đó là lĩnh vực xây dựng với tổng vốn đầu tư là 612,1 triệu USD, chiếm 5% và lĩnh vực y tế, trợ giúp xã hội với tổng vốn đầu tư là 415,7 triệu USD, chiếm 4%. 

Vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm ưu thế

So với các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực, Việt Nam có chiến lược phát triển rõ ràng khi định hướng vào chi phí sản xuất và nhân công rẻ, ngành công nghiệp sản xuất chiếm khoảng 25% tổng GDP của cả nước. Theo thống kê, trong những năm gần đây, chi phí lao động của Việt Nam bằng 50% chi phí lao động của Trung Quốc và bằng 40% chi phí lao động của Thái Lan và Philipines. 

Lực lượng lao động Việt Nam trong độ tuổi khoảng 1,5 triệu người, đa số là lao động trẻ có tay nghề ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, sự quan tâm đầu tư của chính phủ Việt Nam vào giáo dục và đào tạo trong thời gian qua cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Dự kiến trong thời gian tới, nguồn lao động của Việt Nam sẽ đủ sức cạnh tranh với Ấn Độ và Singapore.

Đặc biệt, với vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam là trọng điểm xuất khẩu hướng tới các thị trường lớn trên toàn cầu. Chính phủ Việt Nam tăng cường các ưu đãi về tài chính, giảm thuế thu nhập cho một số doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam xuống còn 22% (và đặt mục tiêu 20% vào năm 2016). 

Bên cạnh đó, từ nay đến năm 2015, Việt Nam sẽ ký một loạt hiệp định thương mại quan trọng như Hiệp định thương mại tự do (FTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ... Sau khi các thỏa thuận này đi vào thực hiện, Việt Nam sẽ được tự do tiếp cập với nhiều thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới mà không phải chịu hàng rào thuế quan, hạn ngạch.

Trên chặng đường phát triển sắp tới, Việt Nam vẫn luôn chú trọng tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Từ năm 2013, chính phủ Việt Nam đã đầu tư hàng triệu đô la để cải thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống đường sắt, đường bộ và đường hàng không nhằm phục vụ tốt nhất cho vận tải và giao thương quốc tế. Với các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty lớn trên thế giới, Việt Nam là lựa chọn lý tưởng trong quá trình tìm kiếm đối tác đầu tư. 

World Bank: Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nguyệt Quế

huongtt

Tài chính Plus

Trở lên trên