MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam tăng trưởng vượt mục tiêu nhờ xuất khẩu “cán đích” ngoạn mục?

Đó là nhận định trên tờ Bloomberg về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2014. Nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã dần “ấm lên”, đặc biệt là xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng.

GDP tăng trưởng vượt mục tiêu

Bloomberg dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, GDP quý 4 năm nay đã tăng 6,96% so với cùng kỳ năm ngoái; mức tăng vượt trội so với con số 6,07% hồi quý 3. Tính cả năm nay, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,98%; vượt mục tiêu 5,8% của Chính phủ và vượt xa dự báo 5,7% của Bloomberg trước đó.

(Xem thêm: GDP năm 2014 ước tăng 5,98%)

Theo đánh giá của Bloomberg, tăng trưởng quý 4 ngoạn mục nhờ các ngân hàng nới lỏng chính sách tín dụng và tăng cường hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài tăng cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu gia tăng.

Vào tháng 10 vừa qua, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực hiện nới lỏng chính sách cho vay và hạ lãi suất nhằm khuyến khích các doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tăng 15% trong năm nay; trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng 7% so với năm trước.

"Mức tăng trưởng của Việt Nam phần lớn nhờ vào xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang ngày càng ấm lên, dù vậy tăng trưởng vẫn còn khá mong manh" – ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết.

Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tái cơ cấu hệ thống tài chính và tăng cường cho vay. Tính đến ngày 22/12, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đã “cán đích” với con số 12,6%. Đồng thời, giá dầu thế giới giảm mạnh trong thời gian qua cũng góp phần làm giảm lạm phát.

Vào đầu tuần trước, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng cho biết, trong năm tới, Việt Nam đặt mục tiêu ổn định tiền Đồng và theo đuổi chính sách tiền tệ ổn định nhằm thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát giá cả.

Xuất khẩu cán đích ngoạn mục

Trước đó, Glenn Maguire và Eugenia Fabon Victorino – 2 chuyên gia kinh tế của Ngân hàng ANZ cho biết, họ “nghi ngờ” tốc độ tăng trưởng quý 3 năm 2014 của Việt Nam vì hầu hết các chỉ số kinh tế đều cho thấy nền kinh tế “yếu đi”.

Tính chung cả năm 2014, xuất khẩu đã tăng 13,6% nhờ các nhà sản xuất nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, trong đó phải kể đến 2 “ông lớn” điện tử là Samsung Electronics Co. và LG Electronics Inc. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của khu vực FDI (bao gồm cả dầu thô) đạt 101,6 tỷ USD; chiếm 68% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong khi đó, số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, lạm phát tháng 12 giảm xuống còn 1,84% - mức thấp nhất kể từ năm 2006. Doanh số bán lẻ năm 2014 tăng 10,6% so với năm 2013; trong đó dịch vụ tăng 10% và sản xuất tăng 8,45%.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Việt Nam nhận định “Nền kinh tế đã khởi sắc khi đạt mức tăng trưởng vượt mục tiêu. Trong năm 2015, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ các ngành sản xuất, dịch vụ và xây dựng ngày càng phát triển”.

Đồng thời, cũng trong năm 2014, 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings và Moody’s Investors Service đều tăng xếp hạng tín dụng của Việt Nam nhờ nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Moody's cũng nâng xếp hạng hệ thống ngân hàng Việt Nam từ mức "tiêu cực" lên mức “ổn định” hồi tháng 12/2014.

Bloomberg dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, GDP quý 4 năm nay đã tăng 6,96% so với cùng kỳ năm ngoái; mức tăng vượt trội so với con số 6,07% hồi quý 3. Tính cả năm nay, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,98%; vượt mục tiêu 5,8% của Chính phủ và vượt xa dự báo 5,7% của Bloomberg trước đó.

>>>Năm 2014, Việt Nam xuất siêu kỷ lục 2 tỷ USD

Nguyệt Quế

huongtt

Bloomberg

Trở lên trên