Vì sao các bác sĩ phải loại bỏ ruột thừa trước khi đến Nam Cực?
Đối với các nhà khoa học hay khách du lịch, họ có thể đến Nam Cực một cách bình thường. Tuy nhiên, với những bác sĩ họ sẽ phải trải qua một cuộc tiểu phẫu loại bỏ ruột thừa trước khi đến nơi đây.
- 15-06-2023Bí ẩn lớn nhất trên Mặt Trăng sắp được giải đáp: Lịch sử phải viết lại?
- 29-04-2023Không gì là không thể: Thái tử Ả Rập Saudi chi ngàn tỷ USD ấp ủ dự án thành phố thông minh nơi biển có thể phát sáng, có cả mặt trăng nhân tạo và taxi biết bay
- 22-02-2023Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành tốn bao nhiêu: Quy đổi ra tiền hiện đại, chi phí lớn gấp 13 lần dự án “siêu mặt trăng” của Dubai
Nếu bạn đang muốn đến thăm các trạm nghiên cứu ở Nam Cực của Úc trong một mùa đông dài, lạnh giá và cô lập, thì có rất nhiều điều bạn cần quan tâm, kiểm tra trước khi đi.
Và, nếu bạn là bác sĩ, danh sách kiểm tra đó sẽ có thêm một mục - hay đúng hơn, cơ thể của bạn sẽ phải loại bỏ đi môt thứ. Đó chính là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, trên thực tế, đây là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các bác sĩ trú đông tại các trạm nghiên cứu tại Nam Cực.
Quy định "cắt bỏ ruột thừa" này xuất hiện từ năm 1950 khi một bác sĩ người Australia bị viêm ruột thừa ở Heard Island.
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của một cơ quan nhỏ gắn liền với ruột già của bạn. Nó thường không gây tử vong, nhưng nó khá phổ biến, ước tính ảnh hưởng đến khoảng 5 đến 9 trong số 100 người ở Hoa Kỳ.
Và khi viêm ruột thừa tấn công cơ thể, nó có thể ảnh hưởng nặng nề: Nó thường nghiêm trọng, đột ngột và có thể trở nên tồi tệ hơn trong vòng vài giờ. Nó đòi hỏi sự can thiệp phẫu thuật trước khi ruột thừa có thể vỡ ra và gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến viêm phúc mạc có khả năng gây tử vong.
Đối với hầu hết những người thám hiểm ở Nam Cực, khi họ bị viêm ruột thừa, chắc chắn sẽ có bác sĩ xử lý kịp thời tại các trạm nghiên cứu - tại mỗi trạm nghiên cứu chỉ có duy nhất 1 bác sĩ, như trong trường hợp của Jack Starr, đầu bếp ở trạm Heard Island, được bác sĩ Otto Rec phẫu thuật vào tháng 10 năm 1951. Nhưng nếu bản thân bác sĩ bị viên ruột thừa, mọi thứ đột nhiên trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Người đầu tiên gặp phải tình huống này là bác sĩ Serge Udovikoff tại Heard Island, chỉ hơn một năm trước cuộc phẫu thuật ly kỳ của Starr, vào tháng 7 năm 1950.
Theo các bản tin vào thời điểm đó, bác sĩ Serge Udovikoff đang cân nhắc việc tự phẫu thuật cho chính mình - một ý tưởng gây căng thẳng thần kinh cực độ, vì vào thời điểm đó, chưa có bác sĩ nào được biết là đã tự mình thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt ruột thừa.
Tuy nhiên, cuối cùng thì bác sĩ Serge Udovikoff cũng không cần phải tự mình làm điều đó vì tàu hải quân Úc HMAS Australia (II) đã được điều động kịp thời để sơ tán bác sĩ Serge Udovikoff đến trung tâm y tế đất liền gần nhất. Tuy nhiên việc di chuyển của con tàu này vào thời điểm đó là rất khó khăn.
Ngoài các điều kiện không thoải mái do gió giật mạnh tới 65 hải lý/giờ, tuyết và mưa đá, con tàu gặp khó khăn về nước cấp do sự gia tăng tỷ lệ sinh vật phù du trên biển.
Sau đó, yêu cầu cắt ruột thừa đối với các bác sĩ khi đến Nam Cực đã được đặt ra. Nhưng các quốc gia khác đã không làm theo, vào tháng 4 năm 1961, bác sĩ Leonid Rogozov ở trạm nghiên cứu tại Novolazarevskaya trên lục địa Nam Cực, cũng gặp phải tình huống tương tự, nhưng toàn bộ công việc giải cứu đã không được diễn ra may mắn như Udovikoff.
Anh ấy tự chẩn đoán mình bị viêm ruột thừa vào ngày 29 tháng 4. Các trạm nghiên cứu khác lại ở khoảng cách khá xa và không có máy bay nào hoạt động vào thời điểm đó, và vào ngày 30 tháng 4, khi anh ấy bắt đầu nhận ra các dấu hiệu của viêm phúc mạc thì một trận bão tuyết lớn lại xuất hiện ở bên ngoài.
Vì Rogozov là nhân viên y tế duy nhất tại trạm nghiên cứu vào thời điểm đó nên ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa của chính mình. Với sự giúp đỡ của hai trợ lý, thuốc tê cục bộ và một chiếc gương, anh ấy đã bắt đầu tự phẫu thuật cho chính mình. Vết rạch đầu tiên được thực hiện lúc 22:15, giờ Moscow.
"Tôi thường xuyên phải ngẩng đầu lên để cảm thấy dễ chịu hơn, và đôi khi tôi phải làm việc hoàn toàn theo cảm tính", ông nhớ lại trong một bài báo năm 1962 trên Bản tin Thông tin Chuyến thám hiểm Nam Cực của Liên Xô.
"Suy nhược toàn thân trở nên nghiêm trọng sau 30-40 phút, và chóng mặt bắt đầu xuất hiện, do đó cần phải tạm dừng nghỉ ngơi một thời gian ngắn. Sau khi cắt bỏ ruột thừa, thuốc kháng sinh đã được đưa vào khoang phúc mạc và vết thương đã được khâu chặt. Ca mổ hoàn tất vào nửa đêm 30/4".
Trong vòng hai tuần, anh ấy đã bình phục và có thể thực hiện các nhiệm vụ bình thường của mình.
Hơn một năm sau ca mổ lịch sử, đội ngũ chuyên gia Liên Xô rời Nam Cực. Ngày 29/5/1962, họ cập bến cảng Leningrad. Không chờ đợi, Rogozov lập tức làm việc. Cho tới cuối đời, anh công tác và giảng dạy tại khoa Phẫu thuật Học viện Y khoa Leningrad.
Được coi là trường hợp đầu tiên tự phẫu thuật thành công ngoài môi trường khắc nghiệt, Rogozov trở thành biểu tượng về quyết tâm và ý chí sống còn. Đặc biệt, anh kiên quyết từ chối mọi giải thưởng tôn vinh với lý do: "Đó chỉ là điều bình thường như bao điều khác".
Rõ ràng, đây không phải là tình huống các chuyên gia tại đây muốn gặp phải. Và sau trường hợp của Rogozov, các quốc gia khác mới chính thức áp dụng quy định "cắt bỏ ruột thừa" đối với bác sĩ.
Phụ nữ Việt Nam